Xây dựng quy trình thu nhận, xử lý và phân loại dữ liệu đám mây điểm LiDAR phục vụ thành lập mô hình 3D thành phố

  • Cơ quan:

    1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, Việt Nam
    2 Công ty TNHH MTV Tài nguyên và Môi trường Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam
    3 Văn phòng Chính phủ, Hà Nội, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 15-03-2022
  • Sửa xong: 30-06-2022
  • Chấp nhận: 01-08-2022
  • Ngày đăng: 31-08-2022
Trang: 1 - 12
Lượt xem: 3401
Lượt tải: 2440
Yêu thích: 5.0, Số lượt: 244
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Cùng với sự phát triển của các công nghệ đo đạc bản đồ, hệ thống thu nhận dữ liệu thông qua hệ thống quét laser hàng không đã tạo ra một nguồn dữ liệu đám mây điểm LiDAR rất lớn. Đây là nguồn dữ liệu quan trọng và chi tiết phục vụ đắc lực cho các lĩnh vực khác nhau như thành lập bản đồ, bản đồ 3D,... Quá trình xây dựng mô hình 3D thành phố đòi hỏi phải xử lý nhiều loại dữ liệu, trong đó công tác xử lý và phân loại dữ liệu đám mây điểm có vai trò quan trọng trong việc tạo nguồn dữ liệu đầu vào cho mô hình. Việc xây dựng quy trình thu nhận, xử lý và phân loại dữ liệu đám mây điểm có ý nghĩa và vai trò quan trọng trong việc phát triển và ứng dụng công nghệ LiDAR trong giai đoạn hiện nay, nhất là trong bối cảnh xây dựng các thành phố thông minh. Bài báo giới thiệu quá trình xây dựng quy trình thu nhận, xử lý và phân loại dữ liệu đám mây điểm LiDAR phục vụ thành lập mô hình 3D thành phố. Trên cơ sở quy trình đã đề xuất tiến hành xây dựng thử nghiệm mô hình 3D thành phố khu vực phường Thượng Lý, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng. Kết quả cho thấy độ chính xác phân loại các đối tượng đạt mức độ rất cao (92÷99%). Từ kết quả phân loại này, mô hình 3D thành phố khu vực phường Thượng Lý được xây dựng hoàn chỉnh ở mức độ LoD2. Mô hình này có thể ứng dụng rộng rãi trong các công tác về quản lý, quy hoạch đô thị và các vấn đề khác như phát triển hạ tầng, cứu nạn và phòng chống thiên tai, quân sự và bất động sản.

Trích dẫn
Dương Anh Quân, Lê Đình Hiển, Phạm Văn Hiệp, Nguyễn Quốc Cường và Bùi Ngọc Quý, 2022. Xây dựng quy trình thu nhận, xử lý và phân loại dữ liệu đám mây điểm LiDAR phục vụ thành lập mô hình 3D thành phố, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 63, kỳ 4, tr. 1-12.
Tài liệu tham khảo

Aravind H. (2019). Advanced methods for tree species classification and biophysical parameter estimation using crown geometric information in high density LiDAR data. PhD Dissertation, International Doctorate School in Information and Communication Technologies, DISI - University of Trento.

Bùi Ngọc Quý, (2015). Khả năng ứng dụng mô hình Cyber City trong công tác quy hoạch đô thị. Hội nghị GIS Toàn quốc, trang 118 - 122. 

Bui Ngoc Quy, Le Dinh Hien, Duong Anh Quan, Nguyen Quoc Long, (2021). Rule-based classification of Airborne Laser Scanner data for automatic extraction of 3D objects in the urban area. Journal of the Polish Mineral Engineering Society, Vol. 2, Iss. 48, PP. 103-114. DOI: https://doi.org/10.29227/IM-2021-02-09.

Bui Ngoc Quy, Le Dinh Hien, Nguyen Quoc Long, Tong Si Son, Duong Anh Quan, Pham Van Hiep, Phan Thanh Hai, Pham Thi Lan, (2020). Method of defining the parameters for UAV point cloud classification algorithm. Journal of the Polish Mineral Engineering Society, Vol. 1, Iss. 46, PP. 49-56. DOI: https://doi.org/10. 29227/IM-2020-02-08.

Bui Ngoc Quy, Pham Van Hiep, (2017). Research on 3D model from unmanned aerial vehicle (UAV) images. Journal of Mining and Geology, Vol. 4, Iss. 58, PP. 1-11. http://tapchi. humg.edu.vn/vi /archives? article=873.

Drogue G., Pfister L., Leviandier T., Humbert J., Hoffmann L., El Idrissi A., J.-F Iffly, (2002). Using 3D dynamic cartography and hydrological modelling for linear streamflow mapping. Computers and Geosciences, Volume 28, Issue 8, October 2002, Pages 981-994.

Fuan T., (2013). Cyber city Implementation, Visualization and applications. Center for Space and Remote Sensing Research, National University Central, Taiwan.

Gerhard G., Lutz Plümer, 2011. Topology of surfaces modelling bridges and tunnels in 3D-GIS. Computers, Environment and Urban Systems, Volume 35, Issue 3, May 2011, Pages 208-216.

Lê Đình Hiển, (2019). Nghiên cứu quy trình xử lý dữ liệu thu nhận từ hệ thống bay chụp ảnh and quét Lidar Leica City Mapper trong thành lập mô hình Cyber City. Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật, Trường Đại học Mỏ - Địa chất.

Le Van Canh, Cao Xuan Cuong Nguyen Quoc Long, Le Thi Thu Ha, Tran Trung Anh, Xuan-Nam Bui, (2020). Experimental investigation on the performance of DJI Phantom 4 RTK in the PPK mode for 3D mapping open-pit mines. Journal of the Polish Mineral Engineering Society, Vol. 1, Iss. 2, pp 65-74, DOI: https://doi.org/ 10.29 227/IM-2020-02-10.

Masahiko M., (2004). 3D-GIS Application for Urban Planning based on 3D City Model”, PASCO Corporation, Tokyo, Japan.

Siyka Z., Alias Abdul R., Morakot P., (2002). Trends in 3D GIS development. Journal of Geospatial Engineering, Vol. 4, No. 2, pp.1-10.

Zhao Z., (2012). Research on 3D Digital Map System and Key Technology. Procedia Environmental Sciences, Part A, International Conference of Environmental Science and Engineering, pp 514-520.

Các bài báo khác