Đánh giá biến động địa hình bãi triều khu vực Hạ Long - Cẩm Phả, Quảng Ninh bằng ảnh vệ tinh Landsat

  • Cơ quan:

    1 Trường Đại học Mỏ Địa chất, Hà Nội, Việt Nam
    2 Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, Hà Nội, Việt Nam
    3 Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cờ Đỏ, Cần Thơ, Việt Nam
    4 Công ty TNHH TVXD - Trắc địa Bản đồ Tấn Cường, Cần Thơ, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 13-11-2021
  • Sửa xong: 24-02-2022
  • Chấp nhận: 24-03-2022
  • Ngày đăng: 30-04-2022
Trang: 52 - 61
Lượt xem: 3315
Lượt tải: 2321
Yêu thích: 5.0, Số lượt: 232
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Việc đánh giá biến động địa hình bãi triều có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, chống xói lở bờ biển, và phát triển sinh kế của người dân ven biển. Tư liệu ảnh viễn thám đa thời gian được sử dụng hiệu quả trong việc xác định biến động bãi triều. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá biến động địa hình bãi triều bằng việc so sánh các mô hình số độ cao (DEM) bãi triều trong giai đoạn 1988÷2014. Ba DEM ở các giai đoạn được xây dựng từ các chuỗi ảnh Landsat tương ứng trong 3 giai đoạn 1988÷1990; 2000÷2001 và 2013÷2014 bằng phương pháp nội suy đường mép nước. Độ tin cậy DEM thành lập năm 2013÷2014 so với kết quả đo đạc thực tế đạt mức tương quan R2 = 0,852. Biến động địa hình bãi triều được đặc trưng bởi 2 chỉ thị không gian. (1) biến động diện tích bãi triều biểu thị thông qua sự thay đổi diện tích bãi triều cao, bãi triều trung và bãi triều thấp bằng việc chồng xếp bãi triều các thời điểm; (2) biến động thể tích bãi triều được xác định bằng cách trừ DEM của các giai đoạn. Diện tích bãi triều giảm cho thấy bãi triều bị xói lở 25,56 ha trong khoảng thời gian 13 năm 1988÷2001. Thể tích bãi triều tăng hay giảm ở các giai đoạn, khu vực khác nhau. Biến động thể tích cũng cho thấy bãi triều bồi tụ mạnh tới gần 1000 m3 ở khu vực bãi triều cao.

Trích dẫn
Phạm Thị Làn, Tống Sĩ Sơn, Lê Thị Thu Hà, Đỗ Văn Toàn và Mai Thị Ngọc Hân, 2022. Đánh giá biến động địa hình bãi triều khu vực Hạ Long - Cẩm Phả, Quảng Ninh bằng ảnh vệ tinh Landsat, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 63, kỳ 2, tr. 52-61.
Tài liệu tham khảo

Amos, C. L., (1995). Siliciclastic Tidal Flats. Developments in Sedimentology, 53(C), 273-306. https://doi.org/10.1016/S0070-4571 (05)80030-5

Chang, H. K., Chen, W. W., Liou, J. C., (2015). Shifting the waterlines of satellite images to the mean water shorelines considering wave runup, setup, and tidal variation. Journal of Applied Remote Sensing, 9(1), 096004. https:// doi.org/10.1117/1.jrs.9.096004

Choe, B. H., Kim, D. J., (2018). SAR remote sensing of intertidal flats in Korea. In Remote Sensing of the Asian Seas (pp. 237-250). Springer International Publishing. https://doi.org/10. 1007/978-3-319-94067-0_13

Deroin, J. P., Shimada, M., (2010). The importance of local mean time in remote sensing for mapping megatidal zones. Comptes Rendus - Geoscience, 342(1), 11-18. https://doi.org/10. 1016/j.crte.2009.08.009

Heygster, G., Dannenberg, J., và Notholt, J., (2010). Topographic mapping of the german tidal flats analyzing SAR images with the waterline method. IEEE Transactions on Geoscience and Remote Sensing, 48(3 PART 1), 1019-1030. https://doi.org/10.1109/TGRS.2009.2031843

https://maree.shom.fr/. (n.d.). https://maree. shom.fr/

Kang, Y., Ding, X., Xu, F., Zhang, C., Ge, X. (2017). Topographic mapping on large-scale tidal flats with an iterative approach on the waterline method. Estuarine, Coastal and Shelf Science, 190, 11-22. https://doi.org/10.1016/j.ecss. 2017.03.024

Kim, S. W., Won, J. S. (n.d.). (2019). ERS SAR interferometry for tidal flat DEM Measuring the uncertainty in geospatial modeling of natural and anthropogenic induced hazards View project ERS SAR INTERFEROMETRY FOR TIDAL FLAT DEM. https://www.researchgate. net/ publication/228716410

Kim, Y., Jang, D. H., Park, N. W., Yoo, H. Y. (2016). Assessment of landform changes in Baramarae tidal flat, Korea using combined analysis of multi-temporal remote sensing images and grain size measurement data. Journal of Marine Science and Technology (Taiwan), 24(6), 1070-1080. https://doi.org/10.6119/JMST-016-0729-1

Liu, Y., Li, M., Zhou, M., Yang, K., Mao, L. (2013). Quantitative analysis of the waterline method for topographical mapping of tidal flats: A case study in the dongsha sandbank, china. Remote Sensing, 5(11), 6138-6158. https://doi.org/ 10.3390/rs5116138

Mustafin, M. G., Thanh Son, T., Manh Hung, T. (2019). Comprehensive impact assessment development of the Coal field Campha in Vietnam to the coastal territory. IOP Conference Series: Materials Science and Engineering, 698(5). https://doi.org/10.1088/ 1757-899X/698/5/055014

Quang Ninh provincial department of natural resources and environment. (2014). Final report: environmental planning of Quang Ninh province to 2020 vision to 2030.

Ryu, J. H., Kim, C. H., Lee, Y. K., Won, J. S., Chun, S. S., Lee, S., (2008). Detecting the intertidal morphologic change using satellite data. Estuarine, Coastal and Shelf Science, 78(4), 623-632. https://doi.org/10.1016/j.ecss. 2008.01. 020

Sriyanie Miththapala, (2016). Coastal Ecosystem Series View project Sriyanie Miththapala International Union for Conservation of Nature. www.mangrovesforthefuture.org

Tong, S. S., Deroin, J. P., và Pham, T. L., (2020). An optimal waterline approach for studying tidal flat morphological changes using remote sensing data: A case of the northern coast of Vietnam. Estuarine, Coastal and Shelf Science, 236. https://doi.org/10.1016/j.ecss.2020. 106613

Tseng, K. H., Kuo, C. Y., Lin, T. H., Huang, Z. C., Lin, Y. C., Liao, W. H., và Chen, C. F., (2017). Reconstruction of time-varying tidal flat topography using optical remote sensing imageries. ISPRS Journal of Photogrammetry and Remote Sensing, 131, 92-103. https://doi.org/10.1016/j.isprsjprs.2017.07.008

Wang, Y., Liu, Y., Jin, S., Sun, C., và Wei, X., (2019). Evolution of the topography of tidal flats and sandbanks along the Jiangsu coast from 1973 to 2016 observed from satellites. ISPRS Journal of Photogrammetry and Remote Sensing, 150, 27-43. https://doi.org/10.1016/j.isprsjprs. 2019. 02.001