Tuổi đồng vị U-Pb zircon các thành tạo magma xâm nhập phía bắc mỏ Pác Lạng, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn và mối liên quan với quặng hóa vàng - thạch anh - sulfua

  • Cơ quan:

    1 Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, Hà Nội, Việt Nam
    2 Tổng hội Địa chất Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam
    3 Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên - VNUHCM, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 13-11-2021
  • Sửa xong: 24-02-2022
  • Chấp nhận: 25-03-2022
  • Ngày đăng: 30-04-2022
Trang: 42 - 51
Lượt xem: 3376
Lượt tải: 2335
Yêu thích: 5.0, Số lượt: 232
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Quá trình khảo sát địa chất cho thấy khu vực mỏ vàng Pác Lạng được khống chế bởi các thể magma xâm nhập dài khoảng 1200 m, rộng 150÷200 m, được kéo dài theo phương á vĩ tuyến dọc đường tỉnh lộ ĐT209. Thể magma gồm 02 pha xâm nhập với pha 1 là gabrodiabas và pha 2 là porphyr granitic. Theo tài liệu đo vẽ địa chất tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ Bằng Khẩu - Yên Lạc chúng được xếp vào phức hệ Bản Siên có thành phần gồm gabro, gabrodiabas, tuổi Devon muộn. Kết quả phân tích tuổi đồng vị U-Pb trên khoáng vật zircon bằng phương pháp LA-ICP-MS cho mẫu PL.2057 (porphyr granitic) dao động trong khoảng 250÷270 Tr.n, trung bình 253,5±2,3 Tr.n và mẫu PL.2070 (đá gabrodiabas) dao động trong khoảng 250÷257 Tr.n, trung bình 253,3±3,1 Tr.n. Kết quả nghiên cứu này cho thấy tuổi thành tạo của các thể magma xâm nhập trẻ hơn nhiều so với các nghiên cứu trước đây. Chúng khá tương đồng với kết quả định tuổi của các khối mgama xâm nhập trong rift nội lục Sông Hiến ở các công trình nghiên cứu trước. Vì vậy, có thể xếp các thành tạo xâm nhập này vào tổ hợp siêu mafic - mafic - felsic trong rift nội lục Sông Hiến mà cụ thể là phức hệ Cao Bằng, tuổi Permi muộn - Trias sớm (P3-T1). Trên cơ sở các kiểu biến đổi nhiệt dịch đặc biệt là biến chất sừng khu vực Khâu Liêu cùng với quy luật phân bố, phát triển quặng hóa quặng vàng - thạch anh - sulfua khu mỏ Pác Lạng có thể dự báo quặng vàng ở đây liên quan nguồn gốc với thể magma xâm nhập ẩn, thành phần axit của phức hệ Cao Bằng.

Trích dẫn
Nguyễn Văn Đạt, Quách Đức Tín, Phạm Đức Lương, Phạm Trung Hiếu và Tạ Đình Tùng, 2022. Tuổi đồng vị U-Pb zircon các thành tạo magma xâm nhập phía bắc mỏ Pác Lạng, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn và mối liên quan với quặng hóa vàng - thạch anh - sulfua, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 63, kỳ 2, tr. 42-51.
Tài liệu tham khảo

Bùi Đức Hùng, (2012). Thăm dò vàng và các khoáng sản đi kèm khu vực Pác Lạng, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn. Trung tâm Thông tin lưu trữ và Tạp chí Địa chất. Hà Nội.

Bùi Minh Tâm, (chủ biên, 2010). Hoạt động magma Việt Nam. Lưu trữ Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, Hà Nội. 

Đỗ Hải Dũng, (1994). Về bản chất các mỏ vàng nhiệt dịch, nhiệt độ thấp (epithermal) và triển vọng của chúng ở Việt Nam. Hội thảo khoa học đề tài KT 01 - 08, Hà Nội.

Đỗ Quốc Bình, Đặng Văn Lãm, (1994). Đặc điểm khoáng hóa và tính khả tuyển quặng mỏ vàng Pác Lạng, Một số vấn đề về đặc điểm quặng hóa và triển vọng vàng Việt Nam. 113-121, Cục Địa chất Việt Nam. Hà Nội.

Hoàng Văn Quang, (1997). Bản đồ địa chất tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ Bằng Khẩu - Yên Lạc. Liên đoàn Bản đồ. Hà Nội.

Nguyễn Văn Đạt, (2020). Xác lập các kiểu phân đới quặng vàng - thạch anh - sulfua có triển vọng ẩn sâu vùng Tây Bắc Việt Nam. Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản. Hà Nội.

Phạm Đình Long, (2000). Bản đồ địa chất tỷ lệ 1:200.000 tờ Chinh Si-Long Tân. Trung tâm Thông tin lưu trữ và Tạp chí Địa chất. Hà Nội.

Phạm Trung Hiếu, (2008). Đặc trưng hình thái đơn khoáng zircon bàn về lựa chọn nó trong đá gốc và ứng dụng khoa học địa chất trong nghiên cứu zircon để phân tích tuổi đồng vị U-Pb. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất, 24/10; 27-34. Hà Nội.

Phạm Trung Hiếu, La Mai Sơn, (2015). Tuổi đồng vị U-Pb và thành phần đồng vị Hf trong granit hai mica khối Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Tạp chí Địa chất, loạt A, số 346-348, tr.67-75. Hà Nội.

Phạm Trung Hiếu, (2016). Thạch luận nguồn gốc các thành tạo granitoid khu vực Bắc Trung Bộ. Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ. Hà Nội

Phạm Trung Hiếu, Phạm Huy Long, Phạm Minh, Trần Văn Thành, (2020). Tiến hóa granitoid khu vực đới khâu Sông Mã, tây bắc Việt Nam giai đoạn Paleozoi muộn - Mesozoi sớm. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh. 344 trang.

Solodovnhicop B. A., (1976). Báo cáo kết quả đo vẽ bản đồ địa chất tờ Ngân Sơn (F-48-56-D) và tờ Phủ Thông (F-48-68-B) tỷ lệ 1/50.000. Trung tâm Thông tin lưu trữ và Tạp chí Địa chất. Hà Nội.

Trần Trọng Hòa, (2005). Hoạt động magma Permi - Trias lãnh thổ Việt Nam và triển vọng kim loại quý hiến liên quan. TTHNKH 60 năm Địa chất Việt Nam. 65-79.

Trần Trọng Hòa, (2007). Hoạt động magma nội mảng và sinh khoáng miền Bắc Việt Nam. Luận án TSKH. Viện ĐC-KVH. Phân viện Siberi. Viện HLKH Nga.

Trần Trọng Hòa, (chủ nhiệm, 2010). Nghiên cứu nguồn gốc, điều kiện thành tạo một số hệ magma - quặng có triển vọng về Pt, Au, Ti-V ở Việt Nam. Đề tài Nghị định thư, mã số NĐT 07-09. Lưu trữ Viện Địa chất. Hà Nội.

Trần Văn Trị, (Chủ biên), 2009: Địa chất và tài nguyên Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Công nghệ. 589 trang