Nghiên cứu nhận diện các dạng xung đột môi trường trong họat động khoáng sản ở tỉnh Lào Cai và đề xuất giải pháp phát triển bền vững

  • Cơ quan:

    Trường đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 18-11-2020
  • Sửa xong: 09-03-2021
  • Chấp nhận: 31-03-2021
  • Ngày đăng: 30-04-2021
Trang: 87 - 97
Lượt xem: 1899
Lượt tải: 1089
Yêu thích: 5.0, Số lượt: 108
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu xác lập các dạng xung đột môi trường (XĐMT) trong hoạt động khoáng sản trên cơ sở áp dụng phối hợp phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu, phương pháp điều tra, thống kê, kết hợp phương pháp phỏng vấn cộng đồng và ý kiến chuyên gia. Trên địa bàn tỉnh Lào Cai hiện có nhiều tài nguyên khoáng sản như đồng, sắt, apatit, kaolin - felspat, đá vôi, sét, cát, sỏi,… đang được khai thác. Các dự án khai thác khoáng sản thường đòi hỏi quỹ đất khá lớn và trong quá trình khai thác, chế biến đã và đang gây ô nhiễm môi trường tự nhiên ngày càng nghiêm trọng. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến XĐMT tại các khu vực có hoạt động khoáng sản. Kết quả nghiên cứu đã đánh giá và xác định được các dạng XĐMT liên quan hoạt động khai thác khoáng sản ở Lào Cai. Chúng bao gồm: xung đột giữa khai thác khoáng sản với môi trường tự nhiên (nước, không khí); xung đột với các tài nguyên thiên nhiên khác (đất, rừng,…); xung đột giữa các nhóm lợi ích xã hội. Đồng thời bài báo cũng đề xuất các giải pháp chung và giải pháp cụ thể để phòng tránh, giảm thiểu tác hại của XĐMT phục vụ phát triển bền vững phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai.

Trích dẫn
Nguyễn Phương, Nguyễn Phương Đông và Nguyễn Thị Cúc, 2021. Nghiên cứu nhận diện các dạng xung đột môi trường trong họat động khoáng sản ở tỉnh Lào Cai và đề xuất giải pháp phát triển bền vững, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 62, kỳ 2, tr. 87-97.
Tài liệu tham khảo

Dương Thị Thanh Xuyên, (2016). Những mâu thuẫn và xung đột trong quá trình khai thác tài nguyên du lịch và sa khoáng titan khu vực đới bờ tỉnh Bình Thuận. Tạp chí môi trường. Bộ Tài nguyên và môi trường, Hà Nội. https://www.sciencedirect.com/book/9780128040409/environmental - impact - of - mining - and - mineral - processing

Kurt R. Spillmann/Gunther Bachler (Eds.) International Project on Violence and Conflicts Caused by Environmental Degradation and Peaceful Conflict Resolution. Environment and Conflicts Project (ENCOP), Occasional Paper No.14, September 1995 (ISBN 3 - 905641 - 42 - 9).

Lê Ngọc Thanh (cb), (2016). Nghiên cứu, đánh giá xung đột môi trường ở Tây Nguyên trong thời kỳ đổi mới và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững. Đề tài mã số: TN3/T17 thuộc chương trình KHandCN trọng điểm cấp nhà nước KHCN - TN/11 - 15.

Lê Ngọc Thanh, Mai Trọng Thông, Lê Văn Hương, 2016. Cơ sở lý luận và phương pháp đánh giá xung đột môi trường. Tạp chí Khoa học Công nghệ Việt Nam 7(8) 8.2016, Tr.53 - 59. 

Libiszewski, S.,(1992). What is an Environmental Conict - nvironment and ConictsProject. Centralfor Security Studies, ETH Zurich/ Swiss Peace Foundation Zurich /Berne 1992 - 1995.

Mason, S. A., (2008). Linking Environment and Conflict Preventation: The Role of the United Nations. Center for Security Studies - Swiss Federal Institute ot Technology Zuricsh.

Nguyễn Đình Hòe, (2014). Hòa giải xung đột môi trường 2. Nhận diện xung đột môi trường. http://www.vacne.org.vn/hoa - giai - xung - dot - moi - truong - 2 - nhan - dien – xung - dot - moi - truong/213331.html.

Nguyễn Thị Cúc, (2019). Đánh giá tác động và rủi ro môi trường tại khu vực khai thác và chế biến quặng apatit tại tỉnh Lào Cai. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 60, kỳ 2, tr.39 - 46.

Nguyễn Thị Cúc, Nguyễn Phương, Phan Thị Mai Hoa, Đỗ Văn Nhuận, 2020. Đánh giá biến động sử dụng đất liên quan đến hoạt động khai thác khoáng sản khu vực Bát Xát, tỉnh Lào Cai. EMNR 2020, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội.

Ravik. Jain, 2016. Environmental impact of mining and mineral processing.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai. Báo cáo định kỳ hoạt động khai thác khoáng sản năm 2015, 2016, 2017, 2018, 2019. 

Spillmann, K. R., (1995), From Environmental Change to Environmental Conicts. Swiss Federal Institute of Technology Zurich

Tạ Việt Dũng (cb), (1974). Báo cáo kết quả thăm dò tỷ mỷ khoáng sàng đồng Sin Quyền, Lào Cai. Lưu trữ và Tạp chí địa chất, Hà Nội.

Trần Phúc Thăng, Lê Thị Thanh Hà, (2014). Vấn đề xung đột môi trường ở nước ta hiện nay. Triết học số 7 (278), Hà Nội.

Vũ Cao Đàm, (2002). Xã hội học môi trường. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

http://apromaco.vn/nup-bong-xay-dung-san-xuat -de-khai-thac-trai-phep-pa-tit-o-Lao-Cai.