Nghiên cứu phương pháp cải tạo nền đất hoàng thổ bằng cọc đất xi măng trong xử lý cải tạo nền cho tháp điện gió

  • Cơ quan:

    1 Khoa Xây dựng, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam
    2 Khoa Công trình, Trường Đại học Giao thông vận tại, Việt Nam
    3 Khoa Xây dựng, Trường Đại học Điện lực, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 18-10-2020
  • Sửa xong: 16-11-2020
  • Chấp nhận: 31-12-2020
  • Ngày đăng: 31-12-2020
Trang: 109 - 115
Lượt xem: 1486
Lượt tải: 551
Yêu thích: 5.0, Số lượt: 55
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Nghiên cứu trình bày giải pháp thiết kế nền móng cho tuabin điện gió trong điều kiện địa kỹ thuật bất lợi. Với đặc điểm nền đất thoàng thổ là xốp và rời, dễ lún lơn khi ướt, do đó, trước khi xây dựng các công trình trên nền đất hoàng thổ này cần có những biện pháp xử lý, cải tạo. Trong phạm vi bài báo, giải pháp cải tạo nền được đề xuất là dùng các cọc đất - xi măng đầm chặt kết hợp với một lớp gối đệm cùng vật liệu để phân phối tải trọng. Đồng thời, các bước dự tính độ lún của nền đất đối với trường hợp khoảng các các cọc đất – xi măng là 1,5 m và 2,0 m, đường kính cọc cũng lần lượt thay đổi từ 0,5÷0,8 m đã được tính toán. Ngoài ra, bài báo cũng nghiên cứu sự ảnh hưởng tỷ lệ xi măng được đưa vào trộn với mẫu đất tới độ lún của nền. Kết quả tính toán cho thấy rằng độ lún tính toán của móng tháp điện gió sẽ nhỏ hơn độ lún cho phép (78,51 mm <80 mm), khi chiều dày lớp đệm là 1,5 m, hệ số gia cố, cải tạo (Ac/A) bằng 0,145 và tỷ lệ trộn xi măng với đất là 6%.

Trích dẫn
Hoàng Đình Phúc, Nguyễn Công Định và Chu Việt Thức, 2020. Nghiên cứu phương pháp cải tạo nền đất hoàng thổ bằng cọc đất xi măng trong xử lý cải tạo nền cho tháp điện gió, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 61, kỳ 6, tr. 109-115.
Tài liệu tham khảo