Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng geopolymer bột đá đến một số tính chất cơ lý của đất laterit

  • Cơ quan:

    1 Khoa Xây dựng, Đại học Mỏ-Địa chất Hà Nội
    2 Bộ môn Kết cấu - vật liệu, Khoa công trình, Đại học công nghệ giao thông vận tải, Thanh Xuân, Hà Nội
    3 Sở giao thông vận tải Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn
    4 Khoa Xây dựng, Đại học Michael Okpara University of Agriculture, Bang Abia, Nigeria

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 15-10-2020
  • Sửa xong: 23-11-2020
  • Chấp nhận: 31-12-2020
  • Ngày đăng: 31-12-2020
Trang: 48 - 56
Lượt xem: 1680
Lượt tải: 607
Yêu thích: 5.0, Số lượt: 60
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Bài báo trình bày sự ảnh hưởng của hàm lượng geopolymer bột đá đến một số tính chất cơ lý của đất laterit, tính trương nở, tính co ngót và chỉ số sức mang tải CBR của đất laterit. Kết quả thí nghiệm cho thấy, chỉ số CBR và độ co ngót của đất gia cố tăng khi hàm lượng geopolymer bột đá tăng với tỷ lệ phối trộn lần lượt từ 10%, 20%, 30%, 40%, 50%, và 60% trong đó, chỉ số CBR tăng từ 7.4% khi chưa gia cố lên 35.71% khi hàm lượng trộng geopolymer bột đá là 40% với kết quả này, đất laterit gia cố bằng geopolymer bột đá đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của TCVN 8857:2012 về đất làm vật liệu xây dựng cho kết cấu áo đường. Bên cạnh đó, việc tăng hàm lượng geopolymer sẽ giảm được độ trương nở của đất laterit khá đáng kể, từ 14.5% đối với đất tự nhiên xuống lần lượt còn 9.7% 6.9% ứng với tỷ lệ trộn geopolymer bột đá 10% và 60%.

Trích dẫn
Bùi Văn Đức, Đào Phúc Lâm, Nguyễn Văn Mạnh, Nông Quốc Ánh và Kennedy O., 2020. Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng geopolymer bột đá đến một số tính chất cơ lý của đất laterit, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 61, kỳ 6, tr. 48-56.
Tài liệu tham khảo

Abdel-Gawwad, H. A., (2016). A novel method to produce dry geopolymer cement powder. HBRC Journal, 12(1), 13-24.

Abdullah, H. H., (2020). Review of Fly-Ash-Based Geopolymers for Soil Stabilisation with Special Reference to Clay. Geosciences, 10(7), 249.

Casagrande, A. (1932). Research on the Atterberg limits of soils. Public Roads, 13(8), 121-136.

Davidovits, J., (2013). Geopolymer cement. A Review. Geopolymer Institute, Technical Papers, 21, 1-11.

Kennedy, C., (2018). Comparative Evaluation of Cementitious Agents Composite materials on Strength Improvement Behavior of Black Cotton Clay Soil. European Journal of Advances in Engineering and Technology, 5(6), 368-374.

Kumar, A., (2007). Influence of fly ash, lime, and polyester fibers on compaction and strength properties of expansive soil. Journal of Materials in Civil Engineering, 19(3), 242-248.

Provis, J. L., (2009). Geopolymers: Structures, processing, properties and industrial applications. Elsevier.

Soosan, T. G., (2001). Use of quarry dust in embankment and highway construction. Proceedings of Indian Geo-Technical Conference, 274-277.

Zhou, S., (2019). Study on physical-mechanical properties and microstructure of expansive soil stabilized with fly ash and lime. Advances in Civil Engineering, 2019.