Nghiên cứu hiệu ứng vòm trong khối đắp khi nền đường đắp trên nền đất yếu gia cố bằng cọc cứng

  • Cơ quan:

    1 Khoa Xây dựng, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, Việt Nam
    2 Khoa Công trình, Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải, Hà Nội, Việt Nam
    3 Khoa Dầu Khí, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 16-10-2020
  • Sửa xong: 24-11-2020
  • Chấp nhận: 31-12-2020
  • Ngày đăng: 31-12-2020
Trang: 19 - 25
Lượt xem: 2033
Lượt tải: 727
Yêu thích: 5.0, Số lượt: 72
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Bài báo sử dụng phương pháp số 3Dđể tích hiệu ứng vòm bên trong khối đắp nền đường bằng phần mềm FLAC3D, dựa trên lời giải của phương pháp sai phân hữu hạn. Để xem xét ảnh hưởng của nhóm cọc, mô hình 3D của hệ 4 cọc đã được xây dựng. Một số mô hình vật liệu đã được sử dụng, bao gồm: nền đường sử dụng mô hình Mohr - Coulumb, nền đất yếu sử dụng mô hình Cam - Clay cải tiến, cọc cứng và tấm móng sử dụng mô hình đàn hồi. Bài báo tập trung phân tích hiệu ứng vòm bên trong khối đắp, thông qua sự phân bố ứng suất xuống đầu cọc và ứng suất xuống nền đất yếu, hệ số tập trung ứng suất trên đầu cọc và hệ số giảm ứng suất trên nền đất yếu. Ngoài ra, sự phân bố lực dọc trong cọcvà các giá trị độ lún của nền đắp, nền đất yếu và cọc cũng được nghiên cứu.

Trích dẫn
Phạm Văn Hùng, Đặng Quang Huy, Đào Phúc Lâm và Nguyễn Khắc Long, 2020. Nghiên cứu hiệu ứng vòm trong khối đắp khi nền đường đắp trên nền đất yếu gia cố bằng cọc cứng, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 61, kỳ 6, tr. 19-25.
Tài liệu tham khảo

Han, J., Gabr, M., (2002). Numerical Analysis of Geosynthetic - Reinforced and Pile - Supported Earth Platforms over Soft Soil. Journal of Geotechnical and Geoenvironmental Engineering, 128, 44 - 53. 

Hewlett W. J., Randolph, M. F., (1988). Analysis of piled embankments. Ground Engineering, 21(3): 12 - 18.

Jenck, O., Dias, D., Kastner, R., (2007). Two dimensional physical and numerical modeling of a pile - supported earth platform over soft soil. Journal of Geotechnical and Geoenvironmental Engineering, 133, 295 - 305.

Pham, V. H., Brianson, L., Dias, D.,Racinais, J., (2019). Investigation of behavior of footing over rigid inclusion - reinforced soft soil: Experimental and numerical approaches. Canadian Geotechnical Journal, 2019, 56(12): 1940 - 1952.

Terzaghi, K., (1943). Theoretical Soil Mechanics.John Wiley and Sons, New York (1943).

Van Eekelen, S. J. M., Bezuijen, A., Van Tol, A. F., (2013). An analytical model for arching in piled embankments. Geotextiles and Geomembranes, 39, pp. 78 - 102.

Van Eekelen, S. J. M., Bezuijen, A., Van Tol, A. F., (2015). Validation of analytical models for the design of basal reinforced piled embankments. Geotextiles and Geomembranes, 43(1), 56 - 81.