Ảnh hưởng của phụ gia khoáng tro bay đến cường độ của đá xi măng ở tuổi sớm ngày

  • Cơ quan:

    1 Khoa Xây dựng, Trường Đại học Mỏ-Địa chất, Hà Nội, Việt Nam 2 Trường Đại học Giao thông vận tải, Hà Nội, Việt Nam 3 Bộ môn Công nghệ bê tông và chất kết dính, Trường Đại học Xây dựng Quốc gia Matxcova, Liên bang Nga

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 16-10-2020
  • Sửa xong: 03-11-2020
  • Chấp nhận: 31-12-2020
  • Ngày đăng: 31-12-2020
Trang: 10 - 18
Lượt xem: 1860
Lượt tải: 659
Yêu thích: 5.0, Số lượt: 65
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Tại Việt Nam, tro bay - phế phẩm, phế thải của các nhà máy nhiệt điện với hàng triệu tấn được tạo ra mỗi năm đang gây ra nhiều vấn đề nhức nhối về môi trường. Việc tái sử dụng các loại tro bay chưa tuyển làm phụ gia khoáng trong sản xuất vật liệu xây dựng như xi măng, bê tông,... là một giải pháp toàn diện mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao và thu hút được nhiều sự quan tâm. Tuy nhiên để đưa vào sử dụng có hiệu quả, phụ gia khoáng tro bay cần được nghiên cứu đánh giá chi tiết về các chỉ tiêu kỹ thuật, trong đó chỉ tiêu hàm lượng phụ gia tro bay trộn thêm có ý nghĩa rất quan trọng với nhà sản xuất và cả người sử dụng. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tro bay nhiệt điện Formosa đến cường độ kháng nén ở tuổi sớm ngày của đá xi măng. Cường độ kháng nén của các mẫu nghiên cứu có hàm lượng tro bay thay thế từ 10÷30% so với khối lượng của xi măng Poóc lăng được đo ở các tuổi sớm (1, 3 và 7 ngày) bằng phương pháp thực nghiệm. Đồng thời các phương pháp phân tích vi cấu trúc và phân tích nhiệt vi sai hiện đại đã được sử dụng trong nghiên cứu để biện giải những kết quả thu được.

Trích dẫn
Nguyễn Trọng Dũng, Tăng Văn Lâm, Ngô Xuân Hùng, Đặng Văn Phi, Hồ Anh Cương và Vũ Kim Diến, 2020. Ảnh hưởng của phụ gia khoáng tro bay đến cường độ của đá xi măng ở tuổi sớm ngày, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 61, kỳ 6, tr. 10-18.
Tài liệu tham khảo

Nguyễn Trọng Dũng, (2014). Nghiên cứu ảnh hưởng của các phụ gia khoáng đến sự phát triển tính chất cơ học của hồ xi măng trong quá trình thủy hóa. Báo cáo đề tài cấp cơ sở T14-28, Trường Đại học Mỏ - Địa chất.

Tang Van Lam, Ngo Xuan Hung, Bulgakov B. I., Alexandrova O. V., Larsen O. A., Orekhova A. Y., (2018). Use of ash and slag waste as a supplementary cementing material. Scientific-Theoretical Journal “Bulletin of BSTU named after V.G. Shukhov" No.8. Https://doi.org/10.12737/article_5b6d58455b5832.12667511 (Tiếng Nga).

Tạ Ngọc Dũng, Nguyễn Văn Hoàn, Trần Tử Hùng, Nguyễn Thị Hoàn, (2013). Phụ gia siêu mịn cải thiện cường độ sớm của đá xi măng. Hội nghị Khoa học kỷ niệm 50 năm Viện KHCN Xây dựng, Tr. 95-99.

Lê Văn Quang, Nguyễn Chí Dũng, (2019). Xu hướng ứng dụng tro, xỉ nhiệt điện trong sản xuất vật liệu xây dựng. Báo cáo phân tích xu hướng công nghệ thuộc dự án cấp Nhà nước “Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sử dụng tro bay thay thế sét trong sản xuất clanhke xi măng”. 03/2019. TP.HCM. 63 tr.

Bùi Danh Đại, (2010). Phụ gia khoáng hoạt tính cao cho bê tông chất lượng cao. Trường Đại học Xây Dựng - Hà Nội. 70 tr.

Tang Van Lam, Nguyen Trong Chuc, Ngo Xuan Hung, Dang Van Phi, Bulgakov Boris Igorevich, Bazhenova S. I., (2018). Effect of natural pozzolan on strength and temperature distribution of heavyweight concrete at early ages’. MATEC Web of Conferences 193, 03024 (2018), https://doi.org/10.1051/matecconf/ 201819303024.

Vu Kim Dien, Tang Van Lam, Bazhenova S.I., Nguyen Duyen Phong, (2019). The possibility of using blast-furnace slag in the production of concrete and mortars in Vietnam. Bulletin of BSTU im. V. G. Shukhova. No.11.

Lam Van Tang, Boris Bulgakov, Sofia Bazhenova, Olga Aleksandrova, Anh Ngoc Pham, Tho Dinh Vu, (2018). Effect of Rice Husk Ash and Fly Ash on the workability of concrete mixture in the High-Rise Construction. E3S Web of Conferences 33, 02029,https://doi.org/10.1051/e3sconf/20183302029 

Hồ Văn Lưu, (2019). Nghiên cứu ảnh hưởng tỷ lệ nước trên xi măng và tro bay đến co ngót hóa học của vữa bê tông sớm tuổi. Luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp. Đại học bách khoa Đà Nẵng. 85 Tr.

Lê Văn Quang, Mai Ngọc Tâm, Phạm Đức Nhuận, Nguyễn Ngọc Nam, (2020). Nghiên cứu, sử dụng tro bay nhiệt điện chế tạo vật liệu và giải pháp thi công lớp phủ chống phát tán ô nhiễm và cứng hóa cho các bãi chứa chất thải rắn công nghiệp. Chuyên đề nghiên cứu thuộc dự án cấp Nhà nước “Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sử dụng tro bay thay thế sét trong sản xuất clanhke xi măng”. 08/2020. TP. HCM. 50 tr.

TCVN 2682:2009, (2009). Xi măng pooc lăng - Yêu cầu kỹ thuật. 6 tr.

GOST 31108-2016, (2016). Common cements. Specifications. 21 Pp.(Tiếng Nga).

ASTM C618-15, (2015). Standard Specification for Coal Fly Ash and Raw or Calcined Natural Pozzolan for Use in Concrete. 5 Pp.

TCVN 10302:2014, (2014). Phụ gia hoạt tính tro bay dùng cho bê tông, vữa xây và xi măng. 

GOST 25818-2017, (2017). Thermal plant fly-ashes for concretes. Specifications. (Tiếng Nga).

TCVN 7570:2006, (2006). Cốt liệu cho bê tông và vữa - yêu cầu kỹ thuật. 6 tr.

TCVN 4506:2012, (2012). Nước cho bê tông và vữa - yêu cầu kỹ thuật. 7 tr.

GOST 30744-2001, (2001). Methods of testing with using polyfraction standard sand. 33 Pp (Tiếng Nga).

TCVN 6882:2016, (2016). Phụ gia khoáng cho xi măng. 10 tr.

TCVN 6016-2011, (2011). Xi măng - phương pháp thử để xác định cường độ. 37 tr.

TCVN 6702:2013, (2013). Xử lý kết quả thử nghiệm để xác định sự phù hợp với yêu cầu kỹ thuật. 24 tr.