Bàn về đổi mới kế hoạch hóa tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam

  • Cơ quan:

    Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 18-08-2020
  • Sửa xong: 03-09-2020
  • Chấp nhận: 31-10-2020
  • Ngày đăng: 31-10-2020
Trang: 111 - 117
Lượt xem: 1450
Lượt tải: 444
Yêu thích: 5.0, Số lượt: 44
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Kế hoạch hóa là chức năng đầu tiên trong tiến trình quản trị doanh nghiệp. Nó có vai trò quan trọng trong việc định hướng, phối hợp các hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp khai thác than thuộc TKV là những doanh nghiệp quy mô lớn, hoạt động trong tổng thể mô hình công ty mẹ - công ty con của TKV nên công tác kế hoạch hóa lại càng quan trọng. Tuy nhiên, do hoạt động trải qua từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường nên công tác kế hoạch hóa của các doanh nghiệp này còn nhiều điểm hạn chế, ảnh hưởng bởi thói quen, kinh nghiệm từ cơ chế quản lý cũ. Hơn nữa, trong những năm gần đây, thị trường ngành Than Việt Nam có nhiều biến động; cùng với định hướng xây dựng và phát triển thị trường Than Việt Nam dẫn đến đòi hỏi phải đổi mới công tác kế hoạch hóa của các doanh nghiệp khai thác than cho phù hợp với bối cảnh mới. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết, phương pháp thống kê,… để làm rõ sự cần thiết phải đổi mới công tác kế hoạch hóa của các doanh nghiệp khai thác than; đồng thời xây dựng khung lý luận về đổi mới công tác kế hoạch hóa của doanh nghiệp; đưa ra định hướng đổi mới công tác kế hoạch hóa của doanh nghiệp khai thác than thuộc TKV trong bối cảnh hiện nay.

Trích dẫn
Lê Đình Chiều, 2020. Bàn về đổi mới kế hoạch hóa tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 61, kỳ 5, tr. 111-117.
Tài liệu tham khảo

Bộ Công Thương, (2018). Công văn số 146/BCT-DKT, ngày 08/01/2018 của Bộ Công Thương về việc xây dựng đề án phát triển thị trường Than Việt Nam.

Chính phủ, (2007). Quyết định 1855/2007/QĐ-TTg, ngày 27/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ duyệt Chiến lược phát triển năng lượng Quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050. 

Chính phủ, (2008). Quyết định số 89/2008/QĐ-TTg, ngày 07/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển Ngành Than Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến 2025.

Chính phủ, (2012). Quyết định 60/QĐ-TTg, ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030. 

Công ty CP Tư vấn đầu tư Mỏ và Công nghiệp – Vinacomin, (2019). Nghiên cứu phát triển thị trường than Việt Nam, gắn sản xuất kinh doanh than theo cơ chế thị trường và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Thuyết minh báo cáo Đề tài KHCN cấp Bộ Công Thương, Mã số: KC.06/16-20. Việt Nam, 215 trang.

Nguyễn Thành Độ, (1993). Đổi mới công tác kế hoạch hóa trong các doanh nghiệp công nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay. Luận án tiến sĩ khoa học kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Việt Nam.

Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, (2012). Niên giám Năng lượng. Việt Nam, trang 17.

Naqshbandi M. M. and Kaur, S., (2015). Theories in Innovation Management. Selected Theories in Social Science Research, UM PRESS. Page. 41-51.

Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, (2013). Luật Khoa học và Công nghệ 2013. Việt Nam.

Phạm Đình Tân và Đặng Huy Thái, (2003). Giáo trình Hoạch định chiến lược và Kế hoạch hóa doanh nghiệp công nghiệp mỏ, Trường Đại học Mỏ - Địa chất. Việt Nam, trang 3.

Bùi Đức Tuân và cộng sự, (2005). Giáo trình Kế hoạch kinh doanh. NXB Lao động - Xã hội. Việt Nam, trang 9-13.

Website://vinacomin.vn.

Nguyễn Như Ý, (1998). Đại từ điển tiếng Việt. NXB Văn hóa Thông tin. Việt Nam.

Yezersky, G., (2007). Trends in Computer Aided Innovation, ed. Leon-Rovira, N. Springer, IFIP International Federation for Information Processing, Vol. 250. Austria, page. 45-55.