Cơ chế định giá than của một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam

  • Cơ quan:

    1 Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp -Vinacomin, Hà Nội, Việt Nam 2 Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 10-08-2020
  • Sửa xong: 03-09-2020
  • Chấp nhận: 31-10-2020
  • Ngày đăng: 31-10-2020
Trang: 60 - 67
Lượt xem: 1805
Lượt tải: 758
Yêu thích: 5.0, Số lượt: 75
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Với vai trò là một trong hai đơn vị sản xuất kinh doanh than lớn nhất tại Việt Nam, hiện nay Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Tập đoàn TKV) vẫn đang hoạt động trong môi trường nửa theo kế hoạch hóa nửa theo cơ chế thị trường. Theo đó, giá than của Tập đoàn trong thời gian qua cũng đang vận hành nửa theo kế hoạch hóa nửa theo cơ chế thị trường. Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, giá cả và thị trường tiêu thụ than luôn biến động, sự cạnh tranh của than nhập khẩu ngày càng gay gắt, trong khi điều kiện khai thác than ngày càng khó khăn, cơ chế sản xuất kinh doanh than còn nhiều bất cập, đòi hỏi cần có cơ chế xác định giá than một cách phù hợp với điều kiện thực tế của thị trường than Việt Nam. Do đó để xác định giá than một cách khoa học và gắn với thực tiễn, việc tham khảo cơ chế định giá than ở một số quốc gia trên thế giới nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cho Tập đoàn TKV là rất cần thiết. Nội dung bài báo đề cập cơ chế định giá than tại một số quốc gia có lượng than khai thác và tiêu thụ lớn như Trung Quốc, Úc, Liên bang Nga, Inđônêxia,... từ đó có cái nhìn toàn diện về cơ chế quản lý, vận hành, xây dựng giá than của một số thị trường than thế giới, làm cơ sở tham khảo cho Tập đoàn TKV.

Trích dẫn
Nguyễn Công Tân, Lưu Thị Thu Hà và Đồng Thị Bích, 2020. Cơ chế định giá than của một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 61, kỳ 5, tr. 60-67.
Tài liệu tham khảo

Nguyễn Công Tân, (2020). Nghiên cứu xây dựng khung biểu giá than và đề xuất cơ chế quản lý, điều hành giá than tại Việt Nam”, Báo cáo tổng kết đề tài cấp ngành mã số: KC.06.Đ34-19/16-20, Công ty cổ phần tư vấn Đầu tư Mỏ và Công nghiệp – Vinacomin.

Paul Baruya, (2015). Coal contracts and long-term supplies, CCC/258, IEA Clean Coal Centre, 76 pages.

Plakitkin Yu.A., (2015). Hình thành giá than: thông lệ trong nước và thế giới, ISSN 0041-5790 • THAN số 1-2015/1066.

Rachit Tiwari, (2015). A Discussion in Noncoking Coal  Pricing Systems Adopted in Different Countries, Indian Institute of Management, Ahmedabad, SAGE Publications, VIKALPA The Journal for Decision Makers 40(1) 62–73.

 ZhongXiang Zhang and Ma Yinchu, (2018). Energy Price Reform in China, School of Economics and China Academy of Energy, Environmental and Industrial Economics, Tianjin University, 1243 -1244.

World Bank Energy Department, (1985), Domestic Coal Pricing: Suggested Principles and Present Policies in Selected Coountries, 145 -189.

Các bài báo khác