Nghiên cứu xác định quy luật thực nghiệm về sự biến đổi của bán kính phễu nổ văng trong môi trường đất sét dưới nước theo phương pháp hồi qui đa biến

  • Cơ quan:

    Viện Kỹ thuật Công trình Đặc biệt, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 15-07-2020
  • Sửa xong: 23-09-2020
  • Chấp nhận: 31-10-2020
  • Ngày đăng: 31-10-2020
Trang: 77 - 87
Lượt xem: 1396
Lượt tải: 526
Yêu thích: 5.0, Số lượt: 52
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Khi nổ trong môi trường đất đá nói chung và trong môi trường đất sét dưới nước nói riêng, thông số đặc trưng cho tác dụng phá hủy nổ là sự phụ thuộc của bán kính phễu nổ văng vào chiều sâu nước, chiều sâu chôn lượng nổ trong môi trường đất sét và khối lượng thuốc nổ. Mối liên hệ này là đa chiều và đa biến. Việc sử dụng công cụ giải tích truyền thống khi xử lý các số liệu thí nghiệm còn hạn chế đưa một qui luật tổng quát trong toàn miền về mối liên hệ trên. Trên cơ sở kết quả thực nghiệm nhận được từ nghiên cứu trước, bài báo này sẽ tập trung phát triển một thuật toán máy học để xây dựng một mô hình hồi quy, tìm kiếm quy luật thực nghiệm tổng quát về mối liên hệ phụ thuộc của bán kính phễu nổ văng trong môi trường đất sét dưới nước phụ thuộc vào bán kính phễu nổ văng chiều sâu nước, chiều sâu chôn lượng nổ trong môi trường đất sét và bán kính lượng nổ. Hiệu quả của mô hình sẽ được đánh giá thông qua hệ số tương quan R2 giữa giá trị của phễu thu được sau khi tính toán qua mô hình và giá trị thực tế trong thí nghiệm. Kết quả so sánh cho thấy mô hình có độ chính xác cao, có thể áp dụng vào thực tế.

Trích dẫn
Đàm Trọng Thắng và Vũ Tùng Lâm, 2020. Nghiên cứu xác định quy luật thực nghiệm về sự biến đổi của bán kính phễu nổ văng trong môi trường đất sét dưới nước theo phương pháp hồi qui đa biến, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 61, kỳ 5, tr. 77-87.
Tài liệu tham khảo

Bộ Công thương, (2017). Quy chuẩn Quốc gia về an toàn trong khai thác quặng hầm lò. Chương V: Trang bị Kỹ thuật điện và Thông tin liên lạc, điều 81: Quy định chung, trang 66. QCVN 04: 2017/BCT.

Kim Ngọc Linh, Kim Cẩm Ánh, Nguyễn Văn Quân (2015). Mạch tự động phát hiện và nối ngắn mạch pha rò dùng cho mạng điện mỏ hầm lò điện áp 1140 V. Tạp chí KHKT Mỏ-Địa chất, số 50-4/2015, tr. 96-100.

Novoselov V.A., (2013). Điện khí hóa mỏ hầm lò. Nhà xuất bản Novokuznetsk, 230 trang (Bản tiếng Nga).

Serov V.I., Sutski V.I., Yagudaev B.M., (1985). Các phương pháp và thiết bị bảo vệ chạm đất trong hệ thống điện cao áp của các xí nghiệp mỏ. Nhà xuất bản Khoa học, Matxcova, 135 trang (Bản tiếng Nga).

Varenic E.A., (2004). Nguyên lý xây dựng thiết bị bảo vệ rò cho mạng điện có điện áp đến 1200V. Tuyển tập khoa học và kỹ thuật "Cơ điện mỏ và tự động hóa", Trường đại học Mỏ Quốc gia Ucraina, Số 72, trang 3-6 (Bản tiếng Ucraina).