Tiềm năng di sản địa chất khu vực Tam Giang - Bạch Mã, tỉnh Thừa Thiên Huế

  • Cơ quan:

    1 Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Bắc, Việt Nam 2 Khoa Khoa học và Kỹ Thuật Địa chất, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 15-12-2019
  • Sửa xong: 19-03-2020
  • Chấp nhận: 29-04-2020
  • Ngày đăng: 28-04-2020
Trang: 10 - 21
Lượt xem: 11805
Lượt tải: 8505
Yêu thích: 5.0, Số lượt: 850
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Khu vực Tam Giang - Bạch Mã, tỉnh Thừa Thiên Huế có diện tích khoảng 1600 km2 là nơi lưu giữ nhiều giá trị nổi bật về di sản địa chất và các giá trị di sản khác. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Đây là khu vực có tính đa dạng địa chất cao, bao gồm đa dạng về cấu trúc địa chất, tuổi thành tạo, địa tầng, đá, cổ sinh vật, môi trường sinh thái, lịch sử phát triển và địa mạo cảnh quan. Trong khu vực đã xác lập được 115 di sản địa chất (DSĐC) thuộc 08 kiểu DSĐC là: cổ sinh; địa mạo, cảnh quan; cổ môi trường; đá; địa tầng; khoáng sản; kinh tế địa chất; cấu trúc kiến tạo và lịch sử phát triển địa chất. Bước đầu phân cấp các DSĐC theo 03 cấp gồm: cấp quốc tế 5, cấp quốc gia 41 và cấp địa phương 69. Trong đó, hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai cùng với hệ đê cát chắn ngoài đầm phá và núi Bạch Mã được đánh giá là DSĐC nổi bật với sự đa dạng về địa chất; tính độc đáo, kỳ vĩ tiêu biểu có giá trị khoa học, giáo dục và giá trị thẩm mỹ cao.

Trích dẫn
Vũ Quang Lân, Nguyễn Tiến Dũng, Lương Quang Khang, Trần Quang Phương, Hoàng Văn Quyền, Nguyễn Danh Lam và Bùi Văn Nghĩa, 2020. Tiềm năng di sản địa chất khu vực Tam Giang - Bạch Mã, tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 61, kỳ 2, tr. 10-21.
Tài liệu tham khảo

Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, 2009. Địa chất và tài nguyên Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. Hà Nội.

Hiep Huu Nguyen, Andrew Carter, Din Bui Dao, Luc The Trinh, Chi Kim Thi Ngo, Dao Anh Vu, Binh Van Phan, Huy Quang Nguyen, 2020, Quality characteristics of Ilmenit minerals in the south central of Vietnam by SEM and QEMSCAN analysis (Vietnamese). Journal of Mining and Earth Sciences 61 (1), 72 - 81

Phạm Huy Thông (chủ biên), 1997. Báo cáo kết quả lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ Huế. Trung tâm Thông tin, Lưu trữ và Tạp chí Địa chất, Hà Nội. 

Sang Nhu Pham, Dung Tien Nguyen, Hung The Khuong, Hien Thanh Thi Pham, Toan Thi Ta, Chinh Cong Thi Vo, 2020, The degree of chemical weathering in the Ba River basin, South Central Vietnam: Major - element geochemistry investigations of morden river sediments and sedimentary rocks (Vietnamese). Journal of Mining and Earth Sciences 61 (1), 82 - 91.

Trần Đức Thạnh, Lăng Văn Kẻng, Nguyễn Hữu Cử, 2009. Kiểm kê, đánh giá các khu vực, đối tượng có giá trị kỳ quan thiên nhiên, di sản tự nhiên ở vùng biển và ven bờ tỉnh Thừa Thiên Huế. Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế

Trần Tân Văn (chủ biên), 2010. Điều tra, nghiên cứu các Di sản địa chất và đề xuất xây dựng công viên địa chất ở miền Bắc Việt Nam. Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, Hà Nội.

UNESCO Global Indicative List of Geological Sites, 1989 (GILGES). World Heritage Committee, 13th, Paris, 1989, 38pp.

Vũ Mạnh Điển (chủ biên), 1994. Báo cáo kết quả lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ Nam Đông. Trung tâm Thông tin, Lưu trữ và Tạp chí Địa chất, Hà Nội