Giải pháp nâng cao hiệu quả chống giữ cho lò chợ cơ giới hóa vỉa 6 mỏ than Nam Mẫu

  • Cơ quan:

    1 Khoa Mỏ, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam;
    2 Công ty cổ phần Than Mông Dương - TKV, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 15-10-2019
  • Sửa xong: 26-01-2020
  • Chấp nhận: 28-02-2020
  • Ngày đăng: 28-02-2020
Trang: 116 - 123
Lượt xem: 1935
Lượt tải: 1137
Yêu thích: 5.0, Số lượt: 113
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Trong quá trình khấu gương lò chợ vỉa 6 mỏ than Nam Mẫu gặp điều kiện địa chất phức tạp, gây nhiều khó khăn cho công tác khai thác, dẫn đến hiệu quả khai thác không cao Một số nguyên nhân như gương than thường xuyên bị vò nhàu, xuất hiện nhiều mặt trượt dài 3÷5 m, dễ tụt lở, kéo theo đá vách sập đổ tràn vào trước gương lò chợ trong quá trình khai thác, việc xử lý lở gương, rỗng nóc rất khó khăn, lò chợ thường xuyên phải thực hiện khấu thủ công. Góc dốc lò chợ dốc về phía giữa chợ, dẫn đến các giàn chống phía đầu và phía chân có xu hướng trôi vào giữa lò chợ gây kẹt giàn chống và khi góc dốc lò chợ lớn hơn 200 theo hướng dốc, làm các giàn chống, máng cào lò chợ bị trôi xuống lò chân, mất nhiều thời gian căn chỉnh để đưa về trạng thái ban đầu. Để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực từ điều kiện địa chất mỏ và nâng cao sản lượng khai thác cần thiết phải có những giải pháp chống giữ phù hợp phục vụ công tác khai thác nhịp nhàng hơn. Kết quả đo đạc dịch động tại hiện trường cho thấy áp lực tựa lớn nhất nằm tại vị trí từ 5÷10 m trước gương khai thác. Khu vực vỉa than nằm sát gương khai thác do chịu ảnh hưởng của áp lực tựa và vượt qua giới hạn bền đã ở trong trạng thái bở rời nên có khả năng gây ra hiện tượng lở gương và tụt nóc. Kết quả tính toán thấy rằng khoảng cách 15 m chống tăng cường tiến trước tại ngã ba lò đầu và lò chân như theo thiết kế.

Trích dẫn
Nguyễn Phi Hùng, Nguyễn Cao Khải, Bùi Mạnh Tùng, Lại Quang Trung và Trần Văn Thắng, 2020. Giải pháp nâng cao hiệu quả chống giữ cho lò chợ cơ giới hóa vỉa 6 mỏ than Nam Mẫu, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 61, kỳ 1, tr. 116-123.
Tài liệu tham khảo

Akande, J. M. and Saliu M. A., (2011). Design of a Powered Support System in Enugu Coal Mine. Journal of Emerging Trends in Engineering and Applied Sciences (JETEAS) 2 (6). 1083 - 1089.

Chandan Kumar, 2014. Behavior of Shield Support in Longwall Mining. Thesis Department of Mining Engineering National Institute of Technology Rourkela.

Đỗ Mạnh Phong, Vũ Đình Tiến, (2007). Áp lực mỏ hầm lò. Nhà xuất bản Giao thông Vận tải.

Hoàng Hùng Thắng, Bùi Đình Thanh, Vũ Trọng Hiệt, (2012). Vấn đề xác định áp lực trong lò chợ cơ giới hoá khi khai thác vỉa mỏng, dầy trung bình dốc đứng. Tạp chí Năng lượng Việt Nam.

Hongpu Kang, (2014). Support technologies for deep and complex roadways in underground coal mines: a review. International Journal of Coal Science and Technology 1(3). 261 - 277.

Nông Việt Hùng, (2018). Nghiên cứu hoàn thiện một số thông số công nghệ khai thác lò chợ cơ giới hóa đồng bộ hạ trần than ở vỉa dày, dốc thoải và nghiêng tại các mỏ hầm lò vùng quảng ninh. Luận án tiến sĩ kỹ thuật. Đại học Mỏ - Địa chất.

Electrohydraulic control systems for powered roof supports in hazardous conditions of mining tremors

Viện Khoa học Công nghệ mỏ, (2006÷2010). Nghiên cứu lựa chọn công nghệ cơ giới hóa khai thác và thiết kế, chế tạo loại giàn chống tự hành phù hợp áp dụng cho điều kiện địa chất các vỉa dày độ dốc đến 350 tại vùng Quảng Ninh. Chương trình trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2006÷2010.

Các bài báo khác