Xây dựng mô hình số độ cao cho mỏ lộ thiên có độ sâu lớn từ dữ liệu ảnh chụp bằng thiết bị bay Inspire 2

  • Cơ quan:

    Khoa Trắc địa - Bản đồ và Quản lý đất đai, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 15-11-2019
  • Sửa xong: 06-01-2020
  • Chấp nhận: 28-02-2020
  • Ngày đăng: 28-02-2020
Trang: 1 - 10
Lượt xem: 11881
Lượt tải: 8646
Yêu thích: 5.0, Số lượt: 863
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Sử dụng tư liệu máy bay không người lái (UAV) trong thành lập mô hình 3D được sử dụng rộng rãi trong những năm gần đây. Tuy nhiên, xây dựng mô hình 3D cho các mỏ lộ thiên khai thác xuống sâu có chênh cao giữa bề mặt và đáy mỏ lên đến trên 500 m thì vẫn chưa có nghiên cứu nào đề cập. Mục tiêu của bài báo là đánh giá khả năng xây dựng mô hình 3D cho các mỏ lộ thiên khai thác xuống sâu từ dữ liệu ảnh UAV. Để thực hiện mục tiêu này, thiết bị bay Inspire 2 của hãng DJI được sử dụng để bay chụp mỏ khai thác than Cọc Sáu. Diện tích bay chụp là 4 km2, độ cao bay chụp so với điểm cất cánh trên bề mặt mỏ là 250m, độ chồng phủ ảnh theo cả chiều ngang và dọc là 70%. Sai số trung bình các thành phần mặt bằng và độ cao của các điểm nắn ảnh tương ứng là 0,011 m, 0,017 m, 0,016 m, 0,049 m, và 0,051 m. Sai số lớn nhất theo trục X là - 0,025 m và trục Y là 0,028 m, sai số tổng hợp mặt bằng theo cả trục X và Y lớn nhất 0,034 m, sai số lớn nhất theo trục Z là 0,095 m và sai số tổng hợp theo vị trí điểm XYZ là 0,095 m. Các kết quả này cho thấy mô hình 3D được thành lập từ dữ liệu ảnh chụp bằng thiết bị Inspire 2 đáp ứng tốt yêu cầu về độ chính xác thành lập bản đồ địa hình khai thác tỷ lệ 1:1000.

Trích dẫn
Nguyễn Viết Nghĩa, 2020. Xây dựng mô hình số độ cao cho mỏ lộ thiên có độ sâu lớn từ dữ liệu ảnh chụp bằng thiết bị bay Inspire 2, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 61, kỳ 1, tr. 1-10.
Tài liệu tham khảo