Dự báo biến động sử dụng đất huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định dựa trên việc tích hợp mô hình hồi quy Logistic, Markov và Cellular Automata

https://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=1157
  • Cơ quan:

    1 Khoa Trắc địa - Bản đồ và Quản lý đất đai, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 15-03-2017
  • Sửa xong: 10-06-2017
  • Chấp nhận: 31-08-2017
  • Ngày đăng: 31-08-2017
Lượt xem: 1639
Lượt tải: 745
Yêu thích: 5.0, Số lượt: 74
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Bài báo này trình bày phương pháp tích hợp các mô hình: hồi quy Logistic, Markov và Cellular Automata nhằm tận dụng các ưu điểm của chúng để đưa ra những dự báo về biến động sử dụng đất ở khu vực ven biển đồng bằng sông Hồng. Các biến động lực gây gia tăng đất nuôi trồng thủy sản và đất dân cư của huyện Giao Thủy được xác định: mật độ hộ gia đình, tỷ trọng số người trong độ tuổi lao động, khoảng cách đến hệ thống đường giao thông chính, khoảng cách đến trung tâm hành chính huyện và khoảng cách đến đê biển. Kết quả nghiên cứu cho thấy những thay đổi trong phân bố trên không gian của đất nuôi trồng thủy sản, đất dân cư từ năm 1989 đến năm 2019 tại Giao Thủy. Đất dân cư tăng hơn 700 ha trong vòng 20 năm qua, và dự báo sẽ gia tăng thêm gần 1000 ha trong năm 2019. Kết quả nghiên cứu cho thấy các xã có mật độ hộ gia đình và tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao hơn thì diện tích nuôi trồng thuỷ sản sẽ lớn hơn. Các kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp thông tin giá trị cho các nhà lập kế hoạch, các nhà hoạch định chính sách địa phương, trong việc xây dựng các kế hoạch phát triển đô thị và các chiến lược quản lý môi trường bền vững.

Trích dẫn
Nguyễn Văn Trung, Lê Thị Thu Hà, Phạm Thị Làn, Vương Trọng Kha và Nguyễn Thị Thu Hương, 2017. Dự báo biến động sử dụng đất huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định dựa trên việc tích hợp mô hình hồi quy Logistic, Markov và Cellular Automata, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 58, kỳ 4.