Nghiên cứu khả năng đầm chặt của tro xỉ đáy lò Nhà máy Nhiệt điện An Khánh

https://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=1149
  • Cơ quan:

    1 Khoa Khoa học và Kỹ thuật Địa chất, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam;
    2 Khoa Xây dựng, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 15-08-2017
  • Sửa xong: 18-10-2017
  • Chấp nhận: 30-10-2017
  • Ngày đăng: 30-10-2017
Lượt xem: 1087
Lượt tải: 420
Yêu thích: 5.0, Số lượt: 41
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Nhà máy nhiệt điện chạy than là một nguồn cung cấp năng lượng chính ở Việt Nam nhưng hàng năm xả thải ra môi trường hàng triệu tấn tro thải. Tro thải chủ yếu được cất giữ trong các bãi chứa gần nhà máy và khu dân cư, số rất ít được tái sử dụng trong một số lĩnh vực. Đây là một nguồn gây ô nhiễm môi trường lớn. Với mục đích tái sử dụng nguồn tro thải này và giải quyết tác động môi trường, nhóm tác giả đã sử dụng các thí nghiệm trong phòng nghiên cứu về khả năng làm chặt của tro xỉ đáy lò Nhà máy Nhiệt điện An Khánh nhằm đưa tro xỉ đáy lò sử dụng trong xử lý nền và giảm thiểu ô nhiễm môi trường do tro xỉ gây ra. Kết quả nghiên cứu bước đầu đã chỉ ra các chỉ tiêu về cấp phối hạt, khối lượng riêng, hàm lượng hạt thoi dẹt, khối lượng thể tích khô lớn nhất, độ ẩm tối ưu của tro xỉ trong xử lý nền đã chứng minh tro đáy là một loại vật liệu có tác dụng tương tự như vật liệu dăm sạn hay sạn sỏi, trong đó các chỉ tiêu hệ số đầm chặt K, chỉ số CBR của mẫu chứng minh tro là vật liệu có khả năng làm chặt tốt, hoàn toàn thỏa mãn yêu cầu về cường độ của vật liệu liệu đắp và vật liệu sử dụng trong kết cấu áo đường cấp B và C.

Trích dẫn
Phùng Hữu Hải, Nguyễn Ngọc Dũng, Bùi Trường Sơn, Bùi Văn Bình, Nguyễn Văn Hùng, Nhữ Việt Hà và Phan Tự Hướng, 2017. Nghiên cứu khả năng đầm chặt của tro xỉ đáy lò Nhà máy Nhiệt điện An Khánh, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 58, kỳ 5.