Đặc điểm phân bố asen trong khoáng vật của trầm tích Đệ Tứ vùng Đan Phượng, Hà Nội

https://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=1058
  • Cơ quan:

    1 Khoa Khoa học và Kỹ thuật Địa chất - Trường Đại học Mỏ Địa chất, Việt Nam;
    2 Khoa Địa chất - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Việt Nam;
    3 Khoa Tài nguyên nước - Đại học Tài nguyên và Môi trường, Việt Nam;
    4 Cục Địa Chất Đan Mạch, Đan Mạch

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 15-01-2018
  • Sửa xong: 05-04-2018
  • Chấp nhận: 30-06-2018
  • Ngày đăng: 30-06-2018
Lượt xem: 1507
Lượt tải: 724
Yêu thích: 5.0, Số lượt: 72
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Nước dưới đất là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho dân cư ở khu vực châu thổ Sông Hồng, tuy nhiên ở nhiều nơi, nguồn nước này lại có hàm lượng asen cao tới 3-500g/L. Đây là vấn đề nghiêm trọng đến sức khoẻ người dân. Tuy nhiên ô nhiễm asen trong nước dưới đất đến từ nhiều nguồn khác nhau. Nghiên cứu này có mục đích đánh giá đặc điểm phân bố của asen trong các khoáng vật trong trầm tích Đệ tứ ở khu vực Đan Phượng, làm cơ sở xác định nguồn gốc ô nhiễm asen trong nước dưới đất. Các phương pháp được sử dụng gồm khoan địa tầng lấy mẫu trầm tích nguyên dạng, phân tích thành phần độ hạt, soi kính hiển vi phân chia nhóm khoáng vật trong mẫu trầm tích, xác định hàm lượng asen trong các nhóm khoáng vật riêng lẻ. Kết quả cho thấy hàm lượng asen trong nhóm khoáng vật biotit và mảnh đá cao hơn rất nhiều so với hàm lượng của asen trung bình trong vỏ trái đất, và cao hơn nhiều so với hàm lượng asen trong nhóm khoáng vật chlorit, fenspat, muscovit và các khoáng vật mafic khác.

Trích dẫn
Trần Vũ Long, Trần Thị Lựu, Trần Nghi, Phạm Quý Nhân và Flemming Larsen, 2018. Đặc điểm phân bố asen trong khoáng vật của trầm tích Đệ Tứ vùng Đan Phượng, Hà Nội, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 59, kỳ 3.