Giải quyết bài toán tạo vùng trên mô hình TIN với cấu trúc DCEL

https://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=1021
  • Cơ quan:

    1 Công ty Cổ phần Công nghệ Tài nguyên Môi trường và Vật liệu, Việt Nam;
    2 Khoa Trắc địa Bản đồ và Quản lý Đất đai, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 31-05-2019
  • Sửa xong: 10-08-2019
  • Chấp nhận: 30-08-2019
  • Ngày đăng: 30-08-2019
Lượt xem: 1304
Lượt tải: 658
Yêu thích: 5.0, Số lượt: 65
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Với những tiến bộ của khoa học công nghệ hiện nay, việc thu thập, tích hợp dữ liệu bề mặt trái đất trong cùng một mô hình dữ liệu chung phục vụ cho đa mục tiêu thành lập bản đồ địa hình và bản đồ địa chính đã trở nên khả thi. Trong thực tế, khi nói đến mô hình TIN trong trắc địa - bản đồ, người ta thường nói đến sử dụng mô hình TIN đểxây dựng mô hình sốđộ cao (DEM), mô hình sốđịa hình (DTM) hay mô hình sốbề mặt (DSM). Khi ứng dụng mô hình TIN để giải quyết các bài toán địa chính, Topology là bài toán cơ bản cần thiết trong xử lý và quản lý dữ liệu. Nội dung bài báo trình bày nghiên cứu tạo Topology các thửa đất trên bản đồ địa chính bằng 2 phương pháp: “Vector” truyền thống và “Raster hoá” trên mô hình TIN. Cấu trúc DCEL với ưu điểm quản lý các nửa cạnh độc lập rất linh hoạt trong cập nhật thay đổi dữ liệu được lựa chọn làm cấu trúc dữ liệu trong nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu tạo mô hình Topo cho các thửa đất có thểkhẳng định ứng dụng mô hình TIN trong quản lý dữ liệu địa chính là hoàn toàn khả thi. Đồng thời cũng khẳng định rằng bài toán xử lý kết hợp dữ liệu địa hình, địa chính trên một mô hình dữ liệu chung có ý nghĩa thực tiễn cao

Trích dẫn
Lê Quang Hùng, Trần Thùy Dương, Vũ Quang Hiếu và Lê Hữu Huệ, 2019. Giải quyết bài toán tạo vùng trên mô hình TIN với cấu trúc DCEL, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 60, kỳ 4.