Đặc điểm địa hóa - địa chất chỉ thị nguồn gốc thành tạo kiểu mỏ đồng ở trường quặng Kon Rá

  • Nguyễn Văn Niệm Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, Hà Nội, Việt Nam
  • Nguyễn Tiến Dũng Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Trần Duân Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Mai Trọng Tú Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam
  • Đỗ Đức Nguyên Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, Hà Nội, Việt Nam
  • Dương Công Hiếu Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, Hà Nội, Việt Nam
  • Bùi Hữu Việt Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, Hà Nội, Việt Nam
Từ khóa: Địa hóa- địa chất, Kiểu mỏ đồng, Kon Rá, Skarnoid

Tóm tắt

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đặc điểm thạch học - khoáng vật, đặc điểm cấu trúc kiến tạo, địa hóa các nguyên tố chính và nguyên tố vết của đá gốc, đá biến đổi, quặng, đất, địa hóa khoáng vật, khoáng tướng, bao thể đã xác định nguồn gốc thành tạo quặng liên quan với granit có tính oxy hóa và quá trình biến chất trao đổi kiểu skarnoid ở trường quặng đồng Kon Rá. Đặc điểm thạch học, khoáng vật chỉ thị quá trình biến chất trao đổi chuyển tiếp của skarn và sừng hóa hay còn gọi là giai đoạn biến chất trao đổi trung gian (bimetasomatic stage) - kiểu mỏ skarnoid: diopxit biểu hiện cho giai đoạn skarnoid tiến hóa (progade skarnoid); tremolit, actinolit, thạch anh, chlorit, magnetit, molipdenit, ít hơn là chalcopyrit, pyrotin, pyrit chỉ thị giai đoạn skarnoid tiến hóa giật lùi (retrograde skarnoid); tiếp theo là giai đoạn sulfua - thạch anh (khoáng vật chính gồm: thạch anh, chacopyrit, pyrit, pyrotin, molipdenit). Kết quả này cũng phù hợp với nhiệt độ thành tạo 210÷270 0C và sự phân đới địa hóa các nguyên tố từ khối xâm nhập qua đới ngoại tiếp xúc chứa quặng và đá vây quanh như sau: Cu, Zn, Ca (khi đới có các thành tạo giàu vôi), Fe3+, Mo tăng ở đới ngoại tiếp xúc chứa quặng gần đá xâm nhập acid; ngược lại, biến thiên từ đới này ra phía ngoài, tỷ số Pb/Cu, Zn/Cu và hàm lượng As tăng. Ngoài ra, biểu hiện khoáng hóa urani liên quan đến giai đoạn magma muộn hơn (granit pegmatit đới nội tiếp xúc, cao U = 0,17÷0,2%, xạ 3.420.000÷8.020.000 µR/h, có uranit).

Tài liệu tham khảo

Deer, W. A., Howie, R. A. and Zussman, J., (1992). An introduction to the rock - forming minerals, 2nd edn. Longman Scientific and Technical, London, 696p.

Einaudi M. T., (1982a). General features and origin of skarns associated with porphyry copper plutons. In: Titley SR (ed) Advances in geology of porphyry copper deposits. Tucson, Southwestern North America. University of Arizona Press. 185 - 210 Arab J Geosci (2019) 12: 658 Page 21 of 23 658Einaudi MT (1982b) Descriptions of skarns associated with porphyry copper plutons. In: Titley SR (ed) Advances in geology of porphyry copper deposits. Tucson. Southwestern North America. University of Arizona Press. 1592 - 1606.

Henderson P., (1984). Rare earth element geochemistry. Elsevier: London, U.K.

Jenner, G. A., (1996). Trace element geochemistry of igneous rocks: geochemical nomenclature and analytical geochemistry, in Wyman, D.A.,ed. Trace Element Geochemistry of Volcanic Rocks: Applications for Massive Sulphide Exploration. Geological Association of Canada, Short Course Notes 12. 512 - 287.

McQuen, K. G., (2005). Ore deposit types and their primaryexpressions. In book: Regolith Expression of Australian Ore Systems (1-14). https://www.researchgate.net/publication/ 267839370.

Lawrence D. Meinert, (1997). Application of Skarn deposit zonation Model to mineral exploration. Explo. Mining Geol 6(2). 185 - 208.

Lu Zhang, Shao - Yong Jiang, Suo - FeiXiong, and Deng - FeiDuan, (2018). Fluid Evolution of Fuzishan Skarn Cu - Mo Deposit from the Edong District in the Middle - Lower Yangtze River Metallogenic Belt of China: Evidence from Petrography, Mineral Assemblages, and Fluid Inclusions. Hindawi Geofluids Volume 2018, Article ID 9402526, 25 pages https:// doi.org/ 10.1155/2018/9402526.

Mai Trong Tu và nnk., (2016). Discovery of uranium mineralization in Kon Ra by combination of georadioactive and geophysical methods. Workshop on capacity buiding on geophysical tecnology in mineral exploration and assessment on land, sea and island. Proceedings. Hanoi, Vietnam.

Meinert L. D., (1995). Compositional variation of igneous rocks associated with skarn deposits - chemical evidence for a genetic connection between petrogenesis and mineralization. In: Thompson JFH (ed) Magmas, fluids and ore deposits. Miner Assoc of Canada, Short Course Series, 23:400 - 418.

Mir Ali Asghar Mokhtari & Hossein Kouhestani & Kazem Gholizadeh, (2019). Mineral chemistry and formation conditions of calc - silicate minerals of Qozlou Fe skarn deposit, Zanjan Province, NW Iran. Arabian Journal of Geosciences (2019) 12: 658.

Nguyễn Tiến Dũng - Nguyễn Văn Niệm (Đồng tác giả), Trần Duân, Nguyễn Văn Hoàn, Đỗ Đức Nguyên, Nguyễn Đắc Sơn (2020). Hành vi địa hóa của Cu, U và Mo trong trường quặng đồng - uran Kon Rá. Tạp chí Địa chất, loạt A, số 373 - 374/2020.

Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Văn Niệm, Trần Duân, Đỗ Đức Nguyên, Nguyễn Đắc Sơn, Nguyễn Văn Hoàn (2021). Nghiên cứu kiểu quặng đồng - urani trường quặng Kon Rá, Kon Tum để định hướng công tác đánh giá tiếp theo”, mã: TNMT. 2018.03.11. Liên đoàn địa chất Miền Nam. Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguyễn Xuân Bao, Trịnh Văn Long, Phạm Huy Long, Vũ Như Hùng, Nguyễn Hữu Tý, Đặng Văn Rời, Đỗ Văn Lĩnh, Phạm Văn Hưng, Nguyễn Kim Hoàng, Nguyễn Văn Bỉnh, Mai Kim Vinh, Trần Xuân Toản, Nguyễn Thanh Long, Dương Văn Tám (2000). Nghiên cứu kiến tạo và sinh khoáng Nam Việt Nam. Liên đoàn địa chất Miền Nam. Thành phố Hồ Chí Minh.

Trần Duân (Chủ biên), Nguyễn Văn Bỉnh, Đỗ Ngọc Chuân, Nguyễn Văn Hải, Đinh Xuân Hoàng, Nguyễn Tất Khoa, Vũ Trọng Tấn, Nguyễn Năng Thành, Nguyễn Thanh Trà, (2021). Báo cáo Đánh giá khoáng sản đồng khu vực Kon Rá, xã Đắk Tơ Lung, Huyện Kon Rẫy, Tỉnh Kon Tum” thuộc Đề án: Lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản, tỷ lệ 1: 50.000 nhóm tờ Kon Plong, thuộc tỉnh Kon Tum, Gia Lai và Quảng Ngãi. Liên đoàn địa chất Miền Nam. Thành phố Hồ Chí Minh.

Phát hành ngày
2021-10-31
Chuyên mục
Bài báo