Dự báo độ chứa khí mêtan trong các vỉa than khai thác từ -250 m đến -400 m của mỏ than Mông Dương

  • Nguyễn Văn Thịnh Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, Việt Nam
  • Nguyễn Phi Hùng Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, Việt Nam
  • Nguyễn Viết Thắng Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, Việt Nam
  • Khaosay Vilayheuang Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam
  • Ngô Trung Đức Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam
Từ khóa: Khí mê tan, Mỏ than Mông Dương, Quảng Ninh, Vỉa than

Tóm tắt

Khí mêtan được đánh giá là khí nguy hiểm nhất trong các mỏ khai thác than hầm lò và đặc biệt nguy hiểm đối với các mỏ được xếp hạng cao về khí mêtan như mỏ than Mạo Khê, Quang Hanh, Khe Chàm, Mông Dương,… Mỏ than Mông Dương đang có xu hướng khai thác xuống mức -400 m, hiện nay mỏ đã đào sâu thêm giếng xuống mức -400 m và sẽ khoanh vùng khai thác vào năm 2022, đồng nghĩa với độ chứa khí mê tan trong các vỉa than cũng có xu hướng tăng lên theo độ sâu khai thác, đặc biệt là đối với mức dưới -250 m của mỏ than Mông Dương nơi có điều kiện địa chất tương đối phức tạp và các công trình thăm dò về khí mêtan còn rất hạn chế. Để có những biện pháp phòng ngừa hiệu quả, tránh xảy ra cháy nổ khí mê tan, bài báo đã đưa ra những dự báo độ chứa khí mê tan của mỏ than Mông Dương ở các độ sâu khác nhau. Bài báo đã xây dựng biểu đồ dự báo độ chứa khí mê tan khi khai thác xuống sâu dựa trên phương pháp bình phương nhỏ nhất của phần mềm Excel. Từ đó đưa ra số liệu dự báo độ chứa khí tại các vỉa than từ mức sâu khai thác hiện tại đến mức sâu -400 m của mỏ than Mông Dương. Kết quả dự báo độ chứa khí mê tan trong các vỉa than ở mức -400 m của mỏ than Mông Dương đều tang lên rõ rệt so với mức khai thác hiện tại, đặc biệt tại vỉa I12 có độ chứa khí mê tan trong vỉa than tăng mạnh nhất đạt 4,5828m3/T.kc. Độ chứa khí mê tan trong vỉa I-12 được thể hiện qua phương trình y = 0,0132x-0,6983. Kết quả dự báo về độ chứa khí mê tan giúp cho việc chủ động lập kế hoạch thủ tiêu sự cố về khí mê tan dễ dàng hơn và đảm bảo an toàn trong khai thác than hầm lò.

Tài liệu tham khảo

Bộ công thương, (2011). Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn trong khai thác than hầm lò-QCVN01:2011/BCT, 25 trang. Marek Borowski, and Zbigniew Kuczera, (2017). Comparison of Methane Control Methods in Polish and Vietnamese Coal Mines, AGH,. Kraków. Từ trang 3 đến trang 7. Nguyễn Hữu Hòa, Nguyễn Văn Thịnh, (2019). Dự báo mức độ chứa khí mê tan trong các vỉa than ở độ sâu khác nhau tại mỏ than Quang Hanh, Tạp chí công nghiệp mỏ 2, 65-71. Nguyễn Văn Thịnh, (2019). Nghiên cứu chế độ thoát khí mê tan khi khai thác xuống sâu trong mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh. Luận án Tiến Sỹ, Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, 63 trang. Saurabh S., Harpalani S., Singh V.K., (2016), Implications of stress re-distribution and rock failure with continued gas depletion in coalbed methane reservoirs, International Journal of Coal Geology, Volume 162, 2016, Pages 183-192, ISSN 01665162, https://dx.doi.org/10.1016/j.coal.2016.06.006. Staczek A., Simka A., (2004). “Graniczny wskaznik intensywnosci desorpcji gazu z wegla jako podstawowy parametr zagrozenia wyrzutowego charakteryzujacy stopien nasycenia gazem pokladow wegla”, Mechanizacja i Automatyzacja Gornictwa. Trần Xuân Hà, Nguyễn Văn Sung, Nguyễn Cao Khải, Nguyễn Văn Thịnh, Phan Quang Văn, 2012. An toàn vệ sinh công nghiệp trong khai thác mỏ hầm lò, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, 35 trang. Van Thinh Nguyen, (2019). Determination of methane content at Maokhe coal mine from curent mining to -450 level in Vietnam. Journal of the Polish Mineral Engineering Society, 2-4. Van Thinh Nguyen, Waldemar Mijał, Vu Chi Dang, (2017). “Methane estimation in DuongHuy coal mine”, 4th International conference scientific-research cooperation between Vietnam and Poland, E3S Web of Conferences 35, 01005 s(2018). https://doi.org/10.1051/e3sconf/20183501005 POL-VIET 2017.

Phát hành ngày
2021-12-01
Chuyên mục
Bài báo