Mối quan hệ giữa sản lượng khai thác với độ thoát khí mê tan của vỉa 10, mỏ than Hà Lầm

  • Phạm Thị Nhung Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, Việt Nam
  • Nguyễn Văn Thịnh Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, Việt Nam
  • Lê Như Hùng Hội Khoa học và Công nghệ mỏ Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam
Từ khóa: Mê tan, Độ chứa khí, Độ thoát khí, Mối quan hệ, Sản lượng

Tóm tắt

Mỏ than Hà Lầm khai thác từ mức +75 m đến mức -300 m với sản lượng đạt 2,4 triệu tấn/năm. Để đáp ứng yêu cầu sản lượng, mỏ huy động 3 vỉa khai thác đồng thời là vỉa 7, vỉa 10 và vỉa 11, trong đó vỉa 10 có độ chứa khí mê tan cao nhất trong 3 vỉa. Hiện tại, mỏ than Hà Lầm được xếp hạng II về khí mê tan, tuy nhiên trong quá trình khai thác lò chợ cơ giới hóa vỉa 7 thường xuyên có sự gia tăng đột ngột khí mê tan, đặc biệt là những thời điểm máy khấu hoạt động liên tục do điều kiện địa chất vỉa thuận lợi và khi chiều dày vỉa tăng đột ngột dẫn tới sản lượng thu hồi than nóc tăng lên. Để góp phần đảm bảo an toàn trong khai thác, chủ động trong việc kiểm soát nồng độ khí mê tan trong lò chợ khai thác vỉa 10, bài báo đã nghiên cứu xác định mối quan hệ giữa mức độ phát thải mê tan với hàm lượng mê tan trong vỉa than và sản lượng khai thác của chợ. Đây là hai yếu tố ảnh hưởng lớn đến quá trình giải phóng khí mê tan từ lò chợ. Bài báo đã sử dụng các phương pháp đo, lấy mẫu và phân tích thực tế để xác định mức độ phát thải khí mê tan từ các lò chợ ở các mức khai thác khác nhau của vỉa 7; mối quan hệ giữa thoát khí mê tan và hàm lượng khí mê tan trong vỉa than với sản lượng khai thác của lò chợ được xác định có dạng hàm số y = a.ln(x) + b. Với từng mức khai thác của vỉa 10, chỉ cần cập nhập độ chứa khí mê tan trong vỉa và sản lượng kế hoạch khai thác là có thể dự báo được độ thoát khí mê tan vào trong lò chợ khi khai thác. Kết quả nghiên cứu giúp lập kế hoạch khai thác và chủ động các giải pháp hòa loãng nồng độ khí mê tan trong các đường lò mỏ.

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Hữu Hòa, Nguyễn Văn Thịnh, (2019). Dự báo mức độ chứa khí mê tan trong các vỉa than ở độ sâu khác nhau tại mỏ than Quang Hanh, Tạp chí công nghiệp mỏ 2, 65-71 Van Thinh Nguyen, Waldemar Mijał, Vu Chi Dang, (2017). “Methane estimation in DuongHuy coal mine”, 4th International conference scientific-research cooperation between Vietnam and Poland, E3S Web of Conferences 35, 01005 s(2018) https://doi.org/10.1051/e3sconf/20183501005 POL-VIET 2017. "Coal bed methane in Kazakhstan". worldcoal.com. July 23, 2014. John Squarek and Mike Dawson, (2006). Coalbed methane expands in Canada, Oil & Gas Journal, 24 July 2006, p.37-40. Marek Borowski, and Zbigniew Kuczera, (2017). Comparison of Methane Control Methods in Polish and Vietnamese Coal Mines, AGH,. Kraków. Tr3 ÷7. Staczek A., Simka A., (2004). “Graniczny wskaznik intensywnosci desorpcji gazu z wegla jako podstawowy parametr zagrozenia wyrzutowego charakteryzujacy stopien nasycenia gazem pokladow wegla”, Mechanizacja i Automatyzacja Gornictwa. Bộ công thương, (2011). Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn trong khai thác than hầm lò-QCVN01:2011/BCT, 25 trang. Trần Xuân Hà, (2012). An toàn vệ sinh công nghiệp trong khai thác mỏ hầm lò, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, 35 trang. Nguyễn Văn Thịnh, (2019). Nghiên cứu chế độ thoát khí mê tan khi khai thác xuống sâu trong mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh. Luận án Tiến Sỹ, Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, 63 trang.

Phát hành ngày
2021-12-01
Chuyên mục
Bài báo