Nghiên cứu giải pháp đảm bảo dòng chảy cho tuyến ống vận chuyển hỗn hợp dầu khí từ giàn Diamond về tàu FPSO Ruby - II

  • Nguyễn Văn Thịnh Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, Việt Nam
  • Nguyễn Đức Chính Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí, Hà Nội, Việt Nam
  • Triệu Hùng Trường Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, Việt Nam
Từ khóa: Bảo đảm dòng chảy, Giàn Diamond, Lắng đọng Wax

Tóm tắt

Trong hoạt động khai thác dầu khí trên biển, vận chuyển sản phẩm bằng đường ống ngầm luôn tiềm ẩn những nguy cơ gây ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình vận chuyển. Đối với mỏ dầu khí Diamond, quá trình thu gom và vận chuyển sản phẩm được thực hiện theo sơ đồ thu gom kín, tức là sản phẩm khai thác được xử lý tách pha sơ bộ. Dầu sau khi tách khí sơ bộ được vận chyển ra tàu chứa FPSO Ruby - II. Khí sau khi tách được đưa qua máy nén khí để tăng áp suất và sử dụng cho hoạt động khai thác gaslift của mỏ. Thực tế cho thấy, dầu được khai thác tại mỏ Diamond có hàm lượng paraffin cao. Do vậy, khi vận chuyển loại dầu này thường kèm theo những phức tạp nảy sinh, gây ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình vận chuyển. Do vậy, cần phải có các nghiên cứu về đảm bảo chế độ dòng chảy để vận chuyển dầu an toàn từ mỏ Diamond ra tàu chứa FPSO Ruy - II. Bài báo trình bày các kết quả nghiên cứu để đảm bảo quá trình vận chuyển sản phẩm được an toàn, hiệu quả thông qua việc phân tích các số liệu thực tế và hiệu quả làm việc của đường ống hiện thời tại mỏ và các số liệu thu được từ mô hình hóa dựa trên phần mềm chuyên dụng OLGA. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, tỷ lệ hình thành wax ở điều kiện ổn định bình thường là tương đối thấp. Độ dày của lớp wax được tạo ra là tương đối nhỏ theo kết quả mô phỏng. Tuy nhiên, do nhiệt độ dầu vận chuyển thấp hơn nhiệt độ đông đặc, do đó một lớp wax sẽ hình thành và bám lên bề mặt của đường ống.

Tài liệu tham khảo

Từ Thành Nghĩa, Phạm Bá Hiển, Phạm Xuân Sơn, Tống Cảng Sơn, Nguyễn Hoài Vũ, Ngô Thường San, Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Thúc Kháng, (2015). Những khó khăn thách thức của Vietsovpetro trong vận chuyển dầu nhiều paraffin bằng đường ống ngầm ngoài khơi. Tạp chí Dầu khí số, 5/2015, trang 20 - 25.

Phung Dinh Thuc, Tong Canh Son, Le Dinh Hoe, V.P. Vugovskoi, (2003). The problem in Transportation of High Waxy Crude oils Through Submarine Pipelines at JV Vietsovpetro Oil Fields, Offshore Vietnam. Journal of Canadian Petroleum Technology, Solution for Production Optimization, Canada - 2003 (42 ) trang 15 - 18.

Hyun Su Lee, (2008). Computational and rheological study of wax deposition and gelation in subsea pipeline, The University of Michigan.

PVEP, (2019). Analysis report - Crude Oil Samples.

PVEP, (2018). Composition analysis report - Gas Samples

Ove Bratland, (2013). Pipe Flow - Multi - phase Flow Assurance.

Aiyejna, A., Chakrabarti, D.P., Pilgrim, A., Sastry, M.K.S., (2011). Wax formation in Oil Pipelines: A critical Review. International Journal of Multiphase Flow 37, pp 671 - 694.

Burger, E.D., Perkins, T. K, Striegler, J. H, (1981). Studies of Wax Deposition in the Trans Alaska Pipeline. Journal of Petroleum Technology, pp 1075 - 1086.

Phát hành ngày
2021-04-30
Chuyên mục
Bài báo