Định hướng phương án khai thác hầm lò cho mỏ quặng phân tán nhỏ lẻ antimol Làng Vài, Tuyên Quang

  • Nguyễn Phi Hùng Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, Việt Nam
  • Bùi Mạnh Tùng Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, Việt Nam
  • Nguyễn Thị Như Hoa Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh, Quảng Ninh, Việt Nam
Từ khóa: Mỏ quặng antimon Làng Vài, Hệ thống khai thác lưu quặng, Quy mô nhỏ lẻ, Thượng cột

Tóm tắt

Tài nguyên khoán sản tại Việt Nam tương đối phong phú nhưng lại khá phân tán, hầu hết các mỏ quặng là ở quy mô nhỏ. Mỏ antimon Làng Vài, tỉnh Tuyên Quang là một trong số những mỏ như vậy. Mỏ có trữ lượng khoảng 55.000 tấn quặng nguyên khai, hàm lượng 0,07÷4,56%, thân quặng phân bố dạng ổ, dạng mạch, dốc đứng. Thách thức đối với các kỹ sư mỏ đối với các mỏ dạng này là làm sao phải cân bằng được các chỉ số kỹ thuật, an toàn khai thác với chi phí sản xuất thấp. Nếu đầu tư áp dụng công nghệ cơ giới hóa khai thác thì không khả thi để thu hồi vốn, nếu áp dụng công nghệ thủ công thì năng suất, an toàn thấp và thời gian thu hồi vốn kéo dài. Dựa trên cơ sở, phân tích những đặc thù của khu mỏ như thế nằm tự nhiên của thân quặng, tính chất cơ lý của đất đá xung quanh,… với mục tiêu thời gian sản xuất ra quặng là ngắn nhất, giải pháp thi công đơn giản. Bài báo đề xuất phương án tiếp cận thân quặng bằng giếng đứng kết hợp với lò xuyên vỉa, hệ thống khai thác lưu quặng, thi công đường lò chuẩn bị sản xuất đi trong thân quặng, phương pháp thi công sử dụng máy khoan có đường kính 36 mm, phá đá bằng phương phá nổ mìn. Đồng thời tính toán một số chỉ tiêu lò chợ hiệu quả cơ bản theo phương án đã lựa chọn.

Tài liệu tham khảo

Lê Văn Chinh, (2015). Phân tích đánh giá công nghệ khai thác quặng hầm lò hiện nay của Tổng công ty khoáng sản và đề xuất giải pháp công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả khai thác các mỏ quặng hầm lò, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Mỏ - Địa chất. Lê Tiến Dũng, Đào Văn Chi, (2018). Tổng quan hệ thống khai thác quặng hầm lò trên thế giới và đánh giá hiện trạng áp dụng ở Việt Nam. Hội nghị Toàn quốc Khoa học Trái đất và Tài nguyên với phát triển bền vững (ERSD2018), 35-40. Đỗ Mạnh Phong, (2001). Giáo trình Khai thác quặng bằng phương pháp hầm lò. NXB Xây dựng, Hà Nội, 155 trang. Atlas Copco, (2017). Underground mining method.www.atlascopco.com, 144 p. Brady, B. H. G & Brown, E. T rock mechanics for underground mining. London, Kluwer Academic Publisher, 2004. Bre-Anne Sainsbury, (2012). A model for cave propagation and subsidence assessment in jointed rock masses. The University of New South Wales in fulfilment of the requirements for the degree Doctor of Philosophy. Jacopo Seccatore; Lorenzo Magny; Giorgio De Tomi, (2014). Technical and operational aspects of tunnel rounds in artisanal underground mining, Rev. Scielo Analytics, Esc. Minas vol.67 no.3 Ouro Preto July/Sept. P 303-310,2014, https://doi.org/10.1590/S0370- 44672014000300010. K. J. Bansah, A.B. Yalley , N. Dumakor-Dupey, (2016). The hazardous nature of small scale underground mining in Ghana, journal of sustainable mining, Journal of Sustainable Mining Vol 15, 8 -25.

Phát hành ngày
2021-12-01
Chuyên mục
Bài báo