Xây dựng bản đồ cảnh báo nguy cơ thoái hóa đất tỉnh Điện Biên, Lai Châu bằng công nghệ GIS và viễn thám
TẬP 58, Kỳ 1 [ Tháng 02- Năm 2017]
Thoái hóa đất đang là hiện tượng xảy ra khá phổ biến ở nhiều vùng rộng lớn của nước ta, đặc biệt là ở miền núi. Việc dự báo được các vùng có nguy cơ thoái hóa khác nhau có ý nghĩa hết sức to lớn trong qui hoạch sử dụng đất. Bài báo này giới thiệu mô hình đánh giá dựa theo cách tiếp cận đa chỉ tiêu trên cơ sở sử dụng công nghệ GIS và viễn thám để xác định các vùng có nguy cơ thoái hóa đất khác nhau. Trên cơ sở bản đồ thoái hóa đất hiện tại, tích hợp với bảy yếu tố cường hóa ‐ các yếu tố có tính chất làm gia tăng các nguy cơ thoái hóa (bao gồm: độ dốc, phân cắt sâu, phân cắt ngang, lượng mưa, lớp thảm phủ, địa mạo và tầng dày đất) để xây dựng bản đồ cảnh báo nguy cơ thoái hóa đất với các mức độ khác nhau theo 3 cấp: 1. nguy cơ cao; 2. nguy cơ trung bình; 3. nguy cơ thấp. Kết quả dự báo cho thấy khu vực nghiên cứu có 360.961 ha đất có nguy cơ thoái hóa cao (chiếm 19,4% diện tích khu vực nghiên cứu) tập trung tại các vị trí có độ dốc lớn, tỷ lệ thực vật che phủ thấp và đặc biệt là có lượng mưa lớn. Mô hình này cho phép xác định một cách nhanh chóng và định lượng những khu vực có nguy cơ thoái hóa khác nhau (về vị trí không gian và diện tích), đây sẽ là cơ sở để các nhà quản lý quy hoạch sử dụng đất một cách hợp lý, đồng thời bố trí mùa vụ, cây trồng thích hợp cho từng khu vực.
-
Phạm Quang Vinh,Phòng Viễn thám, Bản đồ và hệ thông tin địa lý, Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Việt Nam
-
Nguyễn Thanh Bình,Phòng Viễn thám, Bản đồ và hệ thông tin địa lý, Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Việt Nam
-
Phạm Hà Linh,Phòng Viễn thám, Bản đồ và hệ thông tin địa lý, Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Việt Nam
Tiêu đề
Xây dựng bản đồ cảnh báo nguy cơ thoái hóa đất tỉnh Điện Biên, Lai Châu bằng công nghệ GIS và viễn thám
Tạp chí
Chuyên mục
Trắc địa - Địa chính - Bản đồ
Từ khóa
Trắc địa - Địa chính - Bản đồ
-
ĐẶC ĐIỂM QUẶNG HÓA ĐẤT HIẾM KHU MỎ YÊN PHÚ, YÊN BÁI
-
Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý dữ liệu thông tin địa chất khoáng sản tỉnh gia lai
-
Thử nghiệm xây dựng mô hình đô thị 3d bằng ngôn ngữ tiêu chuẩn citygml và phần mềm mã nguồn mở
-
Hệ tọa độ vuông góc không gian địa diện chân trời và ứng dụng trong trắc địa công trình
-
TÍNH TOÁN ĐỘ CAO THỦY CHUẨN TỪ KẾT QUẢ NỘI SUY KHOẢNG CHÊNH GEOID CHO KHU VỰC PHÍA NAM VIỆT NAM
-
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VẬT LIỆU XÚC TÁC MSU-S TỪ MẦM ZEOLIT BEA VÀ MFI
-
QUY LUẬT PHÂN BỐ, TIỀN ĐỀ VÀ DẤU HIỆU TÌM KIẾM QUẶNG HÓA VERMICULIT Ở ĐỚI SÔNG HỒNG VÀ ĐỚI PHAN SI PAN
-
KHẢO SÁT ĐỘ CHÍNH XÁC CỦA MÁY THUỶ CHUẨN SỐ TRONG TRẮC ĐỊA CÔNG TRÌNH
-
BÌNH SAI LƯỚI TỰ DO HỖN HỢP MẶT ĐẤT VÀ GPS ỨNG DỤNG CÔNG THỨC TRUY HỒI
-
Làm khớp dị thường trọng lực tính từ số liệu đo cao vệ tinh với số liệu đo trọng lực trực tiếp
-
Phương trình truyền tải bụi và khí thải công nghiệp trong không khí
-
Ảnh hưởng của hệ toạ độ sử dụng trong khai thác mô hình geoid toàn cầu
-
BÌNH SAI LƯỚI TỰ DO HỖN HỢP MẶT ĐẤT VÀ GPS ỨNG DỤNG CÔNG THỨC TRUY HỒI
-
MÔ HÌNH ĐỊA CHẤT 3D TRÊN CƠ SỞ XÁC ĐỊNH CÁC ĐƠN VỊ DÒNG CHẢY CHO HỆ TẦNG SẢN PHẨM TUỔI MIOXEN HẠ, MỎ BẠCH HỔ