Ứng dụng phép lọc Kalman (EKF) trong giải bài toán định vị tuyệt đối khoảng cách giả

https://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=967
  • Cơ quan:

    Khoa Trắc địa - Bản đồ và Quản lý đất đai, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 13-12-2018
  • Sửa xong: 06-02-2019
  • Chấp nhận: 28-02-2019
  • Ngày đăng: 28-02-2019
Lượt xem: 1056
Lượt tải: 423
Yêu thích: 5.0, Số lượt: 42
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Ứng dụng trong dẫn đường và các thiết bị thông minh của mobile-mapping chiếm hơn 90% các ứng dụng sử dụng tín hiệu GNSS trên cơ sở sử dụng nguyên lý định vị tuyệt đối. Bài toán định vị tuyệt đối là một bài toán rất cơ bản trong định vị vệ tinh. Để giải bài toán này có thể sử dụng nguyên lý số bình phương nhỏ nhất hoặc phép lọc Kalman. Phương pháp số bình phương nhỏ nhất có thể phát huy được ưu điểm khi giải các bài toán của các đối tượng tĩnh (như xử lý số liệu lưới mặt đất hoặc số liệu đo tĩnh trong GNSS). Trong khi đó, bài toán định vị trong dẫn đường là một bài toán động với các yếu tố luôn thay đổi theo thời gian. Bài báo giới thiệu hệ thống công thức của phép lọc Kalman sử dụng để giải bài toán định vị tuyệt đối khoảng cách giả. Trên cơ sở hệ thống công thức đã được lựa chọn, các tác giả đã lập chương trình tính thực nghiệm giải bài toán định vị tuyệt đối với trị đo P1 đạt độ chính xác nhỏ hơn 1.5m về vị trí mặt bằng khi sử dụng lịch vệ tinh chính xác. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã đề xuất áp dụng công thức tính trọng số bằng cách ước lượng phương sai do ảnh hưởng của các nguồn sai số đối với giá trị đo theo tiêu chuẩn của Ủy ban kỹ thuật vô tuyến cho hàng không (RTCA)

Trích dẫn
Nguyễn Gia Trọng và Phạm Ngọc Quang, 2019. Ứng dụng phép lọc Kalman (EKF) trong giải bài toán định vị tuyệt đối khoảng cách giả, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 60, kỳ 1.