Đặc điểm của đứt gãy Polygon và ý nghĩa của chúng đối với yếu tố chắn dầu khí

https://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=905
  • Cơ quan:

    Khoa Dầu khí, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 25-02-2018
  • Sửa xong: 03-04-2018
  • Chấp nhận: 27-04-2018
  • Ngày đăng: 27-04-2018
Lượt xem: 1208
Lượt tải: 565
Yêu thích: 5.0, Số lượt: 56
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Đứt gãy dạng Polygon đã được nghiên cứu và phát hiện ở rất nhiều bể trầm tích. Các đứt gãy này rất dễ nhận biết bởi chúng đan xen với nhau tao hình đa giác trên bình đồ với chiều dài cạnh rất nhỏ và khá đều nhau từ 100- 1500m, biên độ dịch trươt nhỏ từ ~5 đến 100m. Các đứt gãy này hình thành do quá trình co ngót thể tích do mất nước của trầm tích, do dị thường áp suất cao gây ra bởi chất lưu bị nhốt ở trong đá trầm tích hạt mịn và bị nén ép bởi các lớp phủ phía trên. Tại khu vực nghiên cứu ngoài khơi Cameroon, đứt gãy Polygon phát triển tương đối rộng khắp (~500km2), với độ sâu mực nước biển dao động từ 940m đến 1750m. Các đứt gãy này chủ yếu được phát hiện trong các Hệ tầng trầm tích Đệ Tam, trên sườn dốc 1 nơi có đặc trưng biên độ phản xạ yếu và không liên tục. Đứt gãy Polygon phát triển ở hai khoảng địa tầng ứng với tập U5, U6 và U10 chỉ ra tiềm năng chắn tốt của các tập này cũng như của khu vực nghiên cứu. Tuy nhiên để khẳng định vai trò chắn của chúng cho các vỉa chứa nằm bên dưới vẫn cần phải có thêm các tài liệu về kết quả khoan và phân tích vật lý thạch học cụ thể

Trích dẫn
Lê Ngọc Ánh, 2018. Đặc điểm của đứt gãy Polygon và ý nghĩa của chúng đối với yếu tố chắn dầu khí, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 59, kỳ 2.

Các bài báo khác