Áp dụng phương pháp khảo sát mẫu đáy biển nghiên cứu đặc điểm hệ thống dầu khí khu vực nước sâu xa bờ, bể Phú Khánh, Biển Đông, Việt Nam

http://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=802
  • Cơ quan:

    1 Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP), Việt Nam;
    2 Murphy Nha Trang Oil Co LTD Vietnam, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 26-01-2017
  • Sửa xong: 19-04-2017
  • Chấp nhận: 28-06-2017
  • Ngày đăng: 28-06-2017
Lượt xem: 2151
Lượt tải: 789
Yêu thích: 5.0, Số lượt: 78
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Bể Phú Khánh là bể Frontier, có diện tích khoảng 110,000 km2. Công tác thăm dò mới chủ yếu thực hiện ở khu vược nước nông, bao gồm thu nổ địa chấn 2D, 3D và khoan một số giếng thăm dò, các kết quả thăm dò khẳng định sự hoạt động của hệ thống dầu khí ở khu vực này. Đối với khu vực nước sâu (>200m), công tác tìm kiếm thăm dò còn nhiều hạn chế, chưa có giếng khoan thăm dò. Để làm sáng tỏ một số đặc điểm về hệ thống dầu khí trong điều kiện chưa có giếng khoan thăm dò, phương pháp khảo sát mẫu đáy biển đã được áp dụng tại hợp đồng dầu khí Lô 144-145. Ưu điểm của phương pháp là chi phí thấp, sử dụng các kết quả phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm có thể bước đầu nghiên cứu một số đặc điểm về hệ thống dầu khí các đối tượng dưới sâu làm tiền đề cho các công tác tìm kiếm thăm dò tiếp theo trước khi quyết định khoan. Bài báo trình bày kết quả chính bao gồm: kết quả phân tích địa hóa, kết quả khảo sát địa nhiệt, kết quả phân tích thạch học trầm tích. Các kết quả này sẽ được sử dụng làm thông số đầu vào cho việc xây dựng mô hình bể trầm tích cho toàn bộ (basin modeling)

Trích dẫn
Lê Trung Tâm, Nguyễn Tiến Long, Lê Tuấn Việt, Đặng Văn Tỉnh và Austin J. Kullman, 2017. Áp dụng phương pháp khảo sát mẫu đáy biển nghiên cứu đặc điểm hệ thống dầu khí khu vực nước sâu xa bờ, bể Phú Khánh, Biển Đông, Việt Nam, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 58, kỳ 3.

Các bài báo khác