Kết quả áp dụng công nghệ khoan tuần hoàn ngược trong khoan khai thác nước dưới đất ở nhơn trạch - đồng nai

https://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=578
  • Cơ quan:

    1 Viện Công nghệ khoan

  • Nhận bài: 19-03-2016
  • Sửa xong: 19-04-2016
  • Chấp nhận: 30-04-2016
  • Ngày đăng: 30-04-2016
Lượt xem: 1862
Lượt tải: 660
Yêu thích: 5.0, Số lượt: 65
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Một trong các nguyên nhân làm suy thoái và hư hỏng giếng khai thác nước dưới đất ở khu công nghiệp Nhơn Trạch - Đồng Nai là do các giếng trước đây đều thi công bằng phương pháp khoan xoay tuần hoàn thuận. Đây là phương pháp có nhiều nhược điểm khi khoan các giếng khai thác nước trong địa tầng trầm tích Pliocen ở Nhơn Trạch. Trong phạm vi bài báo, các tác giả trình bày một số kết quả ban đầu về áp dụng công nghệ khoan tuần hoàn ngược để khoan các giếng khai thác nước trong địa tầng trầm tích ở Nhơn Trạch – Đồng Nai. Phương pháp duy trì nước rửa tuần hoàn ngược bằng khí nén có ưu điểm là các thành phần được đẩy lên từ giếng khoan gồm khí, nước và mùn khoan (dòng ba pha) không tác động trực tiếp đến thành giếng khoan và không ảnh hưởng đến đặc tính của tầng chứa nước. Điều này ít nhiều đã có những tác động tích cực tới tuổi thọ của giếng cũng như nâng cao hiệu quả khi thi công.

Trích dẫn
Nguyễn Duy Tuấn và Nguyễn Xuân Thảo, 2016. Kết quả áp dụng công nghệ khoan tuần hoàn ngược trong khoan khai thác nước dưới đất ở nhơn trạch - đồng nai, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 54.