Đặc tính hóa thủy động lực của các vỉa chứa nứt nẻ: ứng dụng mô hình các hệ thống nứt nẻ rời rạc

https://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=568
  • Cơ quan:

    1 Tổng Công ty Thăm dò khai thác dầu khí;
    2 Trường Đại học Mỏ - Địa chất

  • Nhận bài: 09-03-2016
  • Sửa xong: 19-04-2016
  • Chấp nhận: 30-04-2016
  • Ngày đăng: 30-04-2016
Lượt xem: 2085
Lượt tải: 776
Yêu thích: 5.0, Số lượt: 77
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Bài báo trình bày giải pháp hiệu quả để kiểm chứng sự phân bố thực tế các hệ thống nứt nẻ trong vỉa chứa dầu khí nhằm đảm bảo cả độ chính xác của hệ thống nứt nẻ rộng lớn, phức tạp và sự tương tác khung đá-nứt nẻ ở mức độ vi mô với một số lượng ô lưới mô phỏng tối thiểu. Bằng việc ứng dụng mô hình các hệ thống nứt nẻ rời rạc với 3 ý tưởng: Sử dụng phương pháp hàm hiện cho hệ thống nứt nẻ với số lượng biến tối ưu, phù hợp với phạm vi tính toán lớn; Tương tác giữa hai môi trường rỗng được biểu diễn bằng hình thực luận độ rỗng kép; Mô phỏng dòng chảy giữa các khối khung đá. Đồng thời, kết hợp các phương trình cơ bản được sử dụng tương tự như hệ phương trình của Barenblatt và Zelthov đã đưa ra được phương pháp mô phỏng có tính bao quát, có thể áp dụng cho cả các vỉa chứa có hệ thống nứt nẻ dày đặc cũng như các vỉa chứa có hệ thống nứt nẻ mật độ thưa. Độ linh hoạt của phương pháp đảm bảo tìm ra giải pháp tối ưu giữa việc tìm lời giải chính xác và giảm yêu cầu về cấu hình tốc độ máy tính.

Trích dẫn
Nguyễn Hải An, Nguyễn Hoàng Đức, Nguyễn Thế Vinh và Lê Xuân Lân, 2016. Đặc tính hóa thủy động lực của các vỉa chứa nứt nẻ: ứng dụng mô hình các hệ thống nứt nẻ rời rạc, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 54.