Đánh giá mức liều hiệu dụng trong các hộ dân cư khu vực bản dấu cỏ - đông cửu - thanh sơn - phú thọ

https://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=555
  • Cơ quan:

    1 Liên đoàn Địa chất Xạ - Hiếm;
    2 Hội Khoa học Kỹ thuật Địa vật lý Việt Nam;
    3 Trường Đại học Mỏ - Địa chất

  • Nhận bài: 26-02-2016
  • Sửa xong: 18-04-2016
  • Chấp nhận: 30-04-2016
  • Ngày đăng: 30-04-2016
Lượt xem: 1777
Lượt tải: 640
Yêu thích: 5.0, Số lượt: 63
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Khu vực Bản Dấu Cỏ - Đông Cửu - Thanh Sơn - Phú Thọ có các dị thường phóng xạ Thori - Urani nằm trong các thân pegmatit, dị thường phóng xạ nằm trong granit aplit, granit pegmatit, đá phiến mica amphibolit. Bản chất dị thường chủ yếu là Thori, hàm lượng Urani không cao. Trên cơ sở khảo sát suất liều gamma, nồng độ khí phóng xạ Radon, Thoron trong 42 hộ dân và phân tích hàm lượng các nhân phóng xạ trong thực vật, nước tại khu vực nghiên cứu, đã tính được liều hiệu dụng chiếu ngoài và liều hiệu dụng chiếu trong (qua đường hô hấp và đường tiêu hóa), xác định được có 5/42 hộ dân có suất liều gamma trong nhà ≥0,6μSv/h; 16/42 hộ dân chịu mức liều từ 5,03 - 18,63mSv/năm, trong đó có 3 hộ chịu mức liều lớn hơn 10mSv/năm. Đánh giá mức liều hiệu dụng tại các hộ dân cư trong khu vực cho thấy trong những hộ dân chịu mức liều cao, nồng độ khí phóng xạ Tn đóng góp đáng kể vào kết quả tính liều hiệu dụng chiếu trong và tổng liều hiệu dụng.

Trích dẫn
Nguyễn Thái Sơn, Lê Khánh Phồn và Nguyễn Văn Lâm, 2016. Đánh giá mức liều hiệu dụng trong các hộ dân cư khu vực bản dấu cỏ - đông cửu - thanh sơn - phú thọ, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 54.

Các bài báo khác