Hiệu chỉnh địa hình phần đất liền lãnh thổ việt nam

https://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=548
  • Cơ quan:

    1 Viện Vật lý Địa cầu, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam

  • Nhận bài: 26-02-2016
  • Sửa xong: 18-04-2016
  • Chấp nhận: 30-04-2016
  • Ngày đăng: 30-04-2016
Lượt xem: 1769
Lượt tải: 715
Yêu thích: 5.0, Số lượt: 71
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Việc tính toán hiệu chỉnh địa hình trọng lực là một công việc rất khó khăn nhưng rất cần thiết và đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong việc thành lập bản đồ dị thường trọng lực Bouguer. Cần thiết phải tiến hành khảo sát lựa chọn bán kính vùng trong cùng và bán kính vùng ngoài cùng trước khi tiến hành thiết lập quy trình tính hiệu chỉnh địa hình. Khảo sát vùng trong cùng tối ưu là nhằm lựa chọn bán kính mà có mô hình lý thuyết phù hợp nhất với địa hình thực tế nhằm nâng cao được tính đầy đủ của phép hiệu chỉnh. Khảo sát vùng ngoài tối thiểu để tìm ra bán kính bao nhiêu là đủ cho tính hiệu chỉnh ảnh hưởng địa hình trong một phương án thăm dò cụ thể để đạt yêu cầu kỹ thuật đặt ra từ trước. Trong bài báo này, hiệu chỉnh địa hình phần đất liền lãnh thổ Việt Nam được tính toán kết hợp bằng các phương pháp đưa ra bởi Nagy (1966) và Kane (1962). Kết quả cho thấy: Đối với vùng địa hình đồi núi cao ở Việt Nam cần thiết phải lấy bán kính tối ưu r=2 km và bán kính tối thiểu R=70 km. Giá trị hiệu chỉnh địa hình thu được trong toàn bộ phần đất liền lãnh thổ hầu hết nhỏ hơn 10 mGal. Giá trị hiệu chỉnh bé ở vùng đồng bằng, nhỏ hơn 2 mGal và giá trị lớn ở vùng miền núi cao, có thể đến 21 mGal. Với kết quả hiệu chỉnh địa hình, kết hợp với nguồn số liệu khác, các tác giả đã xây dựng bản đồ dị thường trọng lực Bouguer trên cơ sở công thức trường trọng lực bình thường Quốc tế 1980, tương ứng với tỷ lệ 1: 500.000.

Trích dẫn
Phạm Nam Hưng, Cao Đình Triều, Phan Thanh Quang và Phạm Thị Hiền, 2016. Hiệu chỉnh địa hình phần đất liền lãnh thổ việt nam, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 54.

Các bài báo khác