Một số đặc trưng chính của môi trường và tướng trầm tích của bồn trũng cửu long

http://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=545
  • Cơ quan:

    1 Tổng Công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí Việt Nam

  • Nhận bài: 26-02-2016
  • Sửa xong: 18-04-2016
  • Chấp nhận: 30-04-2016
  • Ngày đăng: 30-04-2016
Lượt xem: 1888
Lượt tải: 730
Yêu thích: 5.0, Số lượt: 72
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Các quá trình trầm tích liên quan chặt chẽ giữa không gian trầm tích với vật liệu trầm tích đổ vào và được kiểm soát bởi mực nước biển toàn cầu, các hoạt động kiến tạo. Bồn trũng Cửu Long là một bồn trũng tách giãn (rift) lục địa điển hình, các hoạt động kiến tạo tách giãn là yếu tố chính dẫn đến thay đổi mối tương quan giữa không gian trầm tích và vật liệu trầm tích đổ vào. Địa tầng trầm tích của quá trình đồng tách giãn (syn-rift) có thể chia làm ba giai đoạn: giai đoạn khởi tạo (initiation-rift) tuổi Cuối Eocene và Oligocene Sớm có môi trường trầm tích là các quạt bồi tích, bồi tích kết dải lẫn trầm tích sét trong môi trường hồ nông; giai đoạn cao trào (climax-rift) có tuổi Oligocene Trung, có môi trường trầm tích chủ yếu là sét trầm tích hồ sâu giàu vật chất hữu cơ xen lẫn các lớp cát mỏng trong quá trình ngập lụt; giai đoạn bình ổn (waning rift) có tuổi Oligocene Cuối và Miocene Sớm có môi trường trầm tích chủ yếu là ven hồ, quạt châu thổ, sông, xen lẫn trầm tích sét trong môi trường hồ nông.

Trích dẫn
Mai Văn Bình và Nguyễn Anh Đức, 2016. Một số đặc trưng chính của môi trường và tướng trầm tích của bồn trũng cửu long, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 54.

Các bài báo khác