Ảnh hưởng của lực ma sát tới mòn mũi khoan kim cương trong qua trình phá huỷ đá

https://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=483
  • Cơ quan:

    1 Hội công nghệ Khoan – Khai thác;
    2 Trường Đại học Mỏ - Địa chất

  • Nhận bài: 27-08-2015
  • Sửa xong: 17-10-2015
  • Chấp nhận: 30-10-2015
  • Ngày đăng: 30-10-2015
Lượt xem: 1536
Lượt tải: 463
Yêu thích: 5.0, Số lượt: 46
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Trong phạm vi bài báo, các tác giả trình bày một số kết quả nghiên cứu sự ảnh hưởng của hệ số ma sát tới quá trình mòn hạt kim cương và quá trình phá huỷ đá trong khoan kim cương tốc độ vòng quay lớn. Trên cơ sở lý thuyết ma sát và mòn, các tác giả đã xác định sự phụ thuộc của hệ số ma sát vào độ cứng của đá và độ tiến sâu của hạt kim cương gắn trong mũi khoan vào đá sau một vòng quay. Hệ số ma sát này bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: đặc tính bề mặt tiếp xúc, tính chất nước rửa, kích thước và đặc tính cơ lý của hạt mùn. Hệ số ma sát sẽ thay đổi phức tạp khi hạt cắt cắm sâu vào đá lớn hơn 0,02mm sau một vòng quay. Để khắc phục điều này, bài báo cũng đã chỉ ra cần sử dụng dung dịch khoan có chất bôi trơn bề mặt và chế độ khoan phù hợp trong từng điều kiện cụ thể. Khi đó quá trình mòn hạt cắt trên mũi khoan sẽ tăng phần ổn định

Trích dẫn
Nguyễn Xuân Thảo, Phạm Văn Nhâm, Nguyễn Trần Tuân, Lê Văn Nam và Nguyễn Văn Thành, 2015. Ảnh hưởng của lực ma sát tới mòn mũi khoan kim cương trong qua trình phá huỷ đá, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 52.