Dự báo độ rỗng trầm tích miocen khu vực lô 103

http://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=213
  • Cơ quan:

    1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất

  • Nhận bài: 26-02-2014
  • Sửa xong: 20-04-2014
  • Chấp nhận: 30-04-2014
  • Ngày đăng: 30-04-2014
Lượt xem: 1749
Lượt tải: 485
Yêu thích: 5.0, Số lượt: 48
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Trong khoảng một thập kỷ gần đây, với phát triển của khoa học máy tính và công nghệ xử lý tài liệu địa chấn, các nhà nghiên cứu đã có thể dự đoán tướng đá, tính toán các tính chất vật lý thạch học của tầng chứa như độ rỗng, độ thấm … bằng cách xây dựng mối quan hệ tuyến tính hoặc phi tuyến giữa một hay nhiều thuộc tính địa chấn tính toán từ tài liệu địa chấn 2D, 3D với một hay nhiều tham số vật lý thạch học của tầng chứa tính toán từ tài liệu giếng khoan... Bài báo trình bày những kết quả ban đầu thu được khi xây dựng mô hình dự báo độ rỗng từ tài liệu địa chấn trong trầm tích Miocen lô 103, bắc Bể Sông Hồng. Xác định mối quan hệ giữa độ rỗng từ tài liệu ĐVLGK và địa chấn dựa trên phương pháp hồi quy bội và mạng nơ-ron MLFN và PNN để xây dựng mô hình dự báo độ rỗng từ thuộc tính địa chấn. Với mỗi phương pháp, các mô hình đơn lẻ thu được đều có thể sử dụng để tính toán độ rỗng, tuy nhiên, để giảm thiểu yếu tố không chắn chắn cho kết quả dự báo độ rỗng từ tài liệu địa chấn, các tác giả đã đề xuất sử dụng mô hình tích hợp trung bình kết hợp các mô hình hồi quy bộ và, mạng nơ-ron để dự báo độ rỗng.

Trích dẫn
Nguyễn Thị Minh Hồng và Lê Hải An, 2014. Dự báo độ rỗng trầm tích miocen khu vực lô 103, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 46.