Đặc điểm các kiểu mỏ vermiculit ở việt nam

https://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=199
  • Cơ quan:

    1 Trường Đại học Mỏ-Địa chất;
    2 Viện Khoa học Địa chất & Khoáng sản

  • Nhận bài: 20-12-2013
  • Sửa xong: 17-01-2014
  • Chấp nhận: 30-01-2014
  • Ngày đăng: 30-01-2014
Lượt xem: 1576
Lượt tải: 481
Yêu thích: 5.0, Số lượt: 48
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Quặng vermiculit ở Việt Nam có nguồn gốc phong hóa, phân bố ở các địa khu biến chất cao với hoàn cảnh địa chất thành tạo nội-ngoại sinh tạo thành 4 kiểu mỏ là: 1) Kiểu mỏ vermiculit trong vỏ phong hóa (VPH) của phức hệ đá gneis - amphibolit bị migmatit hóa với tổ hợp cộng sinh khoáng vật (THCSKV) bền vững đặc trưng là vermiculit {Mg-Fe} - kaolinit - ilit - goethit. Kiểu mỏ này được viết tắt là (KM.Ver-I); 2)Kiểu mỏ vermiculit trong VPH của phức hệ đá gneis - amphibolit bị xuyên cắt bởi granitoit giàu felspat kali với THCSKV bền vững đặc trưng là vermiculit {Mg} - kaolinit - ilit. Kiểu mỏ này được viết tắt là (KM.Ver-II); 3) Kiểu mỏ vermiculit phong hoá từ đá gneis amphibol biến chất tướng amphibolit với THCSKV bền vững đặc trưng là vermiculit-kaolinit-ilit-goethit. Kiểu mỏ này được viết tắt là (KM.Ver-III); 4) Kiểu mỏ vermiculit phong hoá từ đá granulit mafic, gabroamphibolit với THCSKV bền vững đặc trưng là vermiculit-kaolinit -goethit-ilit. Kiểu mỏ này được viết tắt là (KM.Ver-IV). Quặng vermiculit trong cả 4 kiểu mỏ đều có tính phân đới theo chiều thẳng đứng, phù hợp với tính phân đới của VPH chứa quặng. Trong mặt cắt VPH, quặng vermiculit phân bố ở các đới phong hóa sau: đới phong hóa trung bình (PHTB), đới phong hóa mạnh giữ cấu trúc ( PHMGCT) và phần thấp của đới phong hóa mạnh không giữ cấu trúc (PHMKGCT).

Trích dẫn
Nguyễn Quang Luật, Trần Ngọc Thái và Nguyễn Thanh Tùng, 2014. Đặc điểm các kiểu mỏ vermiculit ở việt nam, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 45.