Nghiên cứu khả năng cạnh tranh khu kinh tế Nghi Sơn, Thanh Hóa và một số vấn đề đặt ra

  • Cơ quan:

    Trường Đại học Thủ Dầu Một, Bình Dương, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 22-10-2021
  • Sửa xong: 28-01-2022
  • Chấp nhận: 03-03-2022
  • Ngày đăng: 30-04-2022
Trang: 97 - 108
Lượt xem: 3106
Lượt tải: 2298
Yêu thích: 5.0, Số lượt: 229
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Năng lực cạnh tranh đóng vai trò quan trọng đối với hiệu quả và năng suất của khu kinh tế. Nghiên cứu phân tích hiện trạng năng lực cạnh tranh của Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, bằng phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê và so sánh nguồn dữ liệu của Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn. Sau khi sàng lọc, xử lý cho ra các kết quả cụ thể: (i) Cạnh tranh ở mức độ doanh nghiệp: loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm số dự án ít nhưng chiếm tới 73,68 tổng vốn đầu tư. Số lượng các dự án lắp ráp, gia công, chế biến trong khu kinh tế chiếm tỉ lệ lớn, trong đó dự án công nghiệp hóa dầu, hóa chất chiếm 2/3 vốn đăng ký, thiếu vắng các ngành công nghiệp phụ trợ; (ii) Cạnh tranh ở cấp độ địa phương: các dự án đầu tư hạ tầng được huy động từ nguồn vốn của trung ương và xã hội hóa xây dựng hạ tầng cứng và hạ tầng mềm tương đối đồng bộ và hoàn thiện; môi trường sống và các dịch vụ hỗ trợ đầu tư đáp ứng nhu cầu thực tiễn; (iii) Yếu tố sẵn có trong khu kinh tế: các nguồn lực về vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú là những yếu tố tạo nên sự cạnh tranh của khu kinh tế. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra của Khu kinh tế Nghi Sơn là còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục để nâng cao khả năng cạnh tranh trong thời gian tới.

Trích dẫn
Lê Thị Lệ, 2022. Nghiên cứu khả năng cạnh tranh khu kinh tế Nghi Sơn, Thanh Hóa và một số vấn đề đặt ra, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 63, kỳ 2, tr. 97-108.
Tài liệu tham khảo

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, (2020). Báo cáo thực trạng các khu kinh tế, Khu công nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020.

Ban quản lý KKT Nghi Sơn, (2015). Chương trình phát triển KKT Nghi Sơn và các KCN giai đoạn 2016-2020.Ban quản lý KKT Nghi Sơn, (2016, 2017, 2018, 2019, 2020). Báo cáo hoạt động hàng năm của Ban quản lý KKT Nghi Sơn.

Liên đoàn thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), (2014). Báo cáo hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam năm 2021.

Hsu M. S., Lai Y. L., Lin F. J., (2013). Effects of industry clusters on company competitiveness: Special economic zones in Taiwan. Review of Pacific Basin Financial Markets and Policies, 16(03), 1350017

Nghị định 82/2018/NĐ-CP, (2018). Nghị định quy định về quản lý Khu công nghiệp và Khu kinh tế, Chính Phủ.

Hiệu N. T., Lệ L. T., (2021). Nghiên cứu khả năng cạnh tranh của các Khu kinh tế, Khu công nghiệp: Nghiên cứu so sánh giữa Việt Nam và các nước ASEAN. Tạp chí Khoa học Kĩ thuật Mỏ- Địa chất, tập 62 kỳ 2 (2021)73-82.

Porter M., (2008). The economic performance of regions. Regional studies, 37(6-7), 549-578.

Porter M. E., (2000). Location, competition, and economic development: Local clusters in a global economy. Economic development quarterly, 14(1), 15-34.

Porter M. E., (2011). Competitive advantage of nations: creating and sustaining superior performance. simon and schuster.

Wahyuni S., SA, E. A., (2010). What Investors Think About Our FTZ Areas? Case Study on Batam, Bintan, Karimun. In Paper submitted to the BBK Conference, Bali.

Wahyuni S., Astuti E. S., Utari K. M., (2013). Critical Outlook at Special Economic Zone in Asia: A Comparison Between Indonesia, Malaysia, Thailand and China. Journal of Indonesian Economy and Business, 28(3), 336-346.

Wahyuni S., Djamil I. K., Astuti S. A E. S., Mudita T., (2010). The study of regional competitiveness in Batam, Bintan and Karimun. International Journal of Sustainable Strategic Management, 2(3), 299-316.

Zeng D. Z. (Ed.)., (2010). Building engines for growth and competitiveness in China: Experience with special economic zones and industrial clusters. World Bank Publications.

Thụy T. T., Hậu P. X., (2012). Phát triển các khu kinh tế ven biển–bước đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế vùng ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học, (41), 61.

 

Các bài báo khác