Định hướng phương án khai thác hầm lò cho mỏ quặng phân tán nhỏ lẻ antimol Làng Vài, Tuyên Quang

  • Cơ quan:

    1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, Việt Nam
    2 Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh, Quảng Ninh, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 14-08-2021
  • Sửa xong: 16-11-2021
  • Chấp nhận: 30-11-2021
  • Ngày đăng: 01-12-2021
Trang: 103 - 111
Lượt xem: 1834
Lượt tải: 882
Yêu thích: 5.0, Số lượt: 88
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Tài nguyên khoán sản tại Việt Nam tương đối phong phú nhưng lại khá phân tán, hầu hết các mỏ quặng là ở quy mô nhỏ. Mỏ antimon Làng Vài, tỉnh Tuyên Quang là một trong số những mỏ như vậy. Mỏ có trữ lượng khoảng 55.000 tấn quặng nguyên khai, hàm lượng 0,07÷4,56%, thân quặng phân bố dạng ổ, dạng mạch, dốc đứng. Thách thức đối với các kỹ sư mỏ đối với các mỏ dạng này là làm sao phải cân bằng được các chỉ số kỹ thuật, an toàn khai thác với chi phí sản xuất thấp. Nếu đầu tư áp dụng công nghệ cơ giới hóa khai thác thì không khả thi để thu hồi vốn, nếu áp dụng công nghệ thủ công thì năng suất, an toàn thấp và thời gian thu hồi vốn kéo dài. Dựa trên cơ sở, phân tích những đặc thù của khu mỏ như thế nằm tự nhiên của thân quặng, tính chất cơ lý của đất đá xung quanh,… với mục tiêu thời gian sản xuất ra quặng là ngắn nhất, giải pháp thi công đơn giản. Bài báo đề xuất phương án tiếp cận thân quặng bằng giếng đứng kết hợp với lò xuyên vỉa, hệ thống khai thác lưu quặng, thi công đường lò chuẩn bị sản xuất đi trong thân quặng, phương pháp thi công sử dụng máy khoan có đường kính 36 mm, phá đá bằng phương phá nổ mìn. Đồng thời tính toán một số chỉ tiêu lò chợ hiệu quả cơ bản theo phương án đã lựa chọn.

Trích dẫn
Nguyễn Phi Hùng, Bùi Mạnh Tùng và Nguyễn Thị Như Hoa, 2021. Định hướng phương án khai thác hầm lò cho mỏ quặng phân tán nhỏ lẻ antimol Làng Vài, Tuyên Quang, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 62, kỳ 5a, tr. 103-111.
Tài liệu tham khảo

Các bài báo khác