Ứng dụng kiểm định thống kê xác định điểm không ổn định trong lưới cơ sở quan trắc chuyển dịch biến dạng công trình

  • Cơ quan:

    Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 18-09-2020
  • Sửa xong: 09-01-2021
  • Chấp nhận: 02-02-2021
  • Ngày đăng: 28-02-2021
Trang: 35 - 41
Lượt xem: 3878
Lượt tải: 1549
Yêu thích: 5.0, Số lượt: 154
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Bài báo giới thiệu một phương pháp tìm điểm không ổn định của lưới cơ sở trong quan trắc chuyển dịch ngang công trình dựa trên thuật toán kiểm định thống kê. Đối với công tác xử lý số liệu lưới quan trắc chuyển dịch ngang công trình, việc xác định và hiệu chỉnh điểm lưới cơ sở không ổn định là một bước rất quan trọng, không thể thiếu vì nó quyết định đến việc tính toán lượng chuyển dịch của các điểm quan trắc. Phương pháp này hiện đang được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới nhưng hiện chưa được áp dụng ở Việt Nam, và được thực hiện dựa trên hai bước cơ bản gồm kiểm nghiệm tổng quát và kiểm nghiệm cục bộ. Kiểm nghiệm tổng quát là để xác định xem mạng lưới có điểm không ổn định hay không. Kiểm định cục bộ dựa trên việc chia nhóm để tìm ra điểm không ổn định trong lưới. Tính toán thực nghiệm được thực hiện cho hai chu kỳ đo lưới cơ sở quan trắc chuyển dịch ngang Thủy điện Hòa Bình. Thuật toán đã xác định được hai điểm không ổn định trong tổng số sáu điểm của lưới. Kết quả này hoàn toàn thống nhất với phương pháp phân tích độ ổn định của mốc lưới cơ sở theo tiêu chuẩn TCVN9399: 2012. Qua đó cho thấy, hoàn toàn có thể ứng dụng phương pháp phân tích độ ổn định các mốc lưới dựa trên bài toán kiểm định thống kê trong thực tế sản xuất trắc địa ở Việt Nam.

Trích dẫn
Phạm Quốc Khánh, 2021. Ứng dụng kiểm định thống kê xác định điểm không ổn định trong lưới cơ sở quan trắc chuyển dịch biến dạng công trình, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 62, kỳ 1, tr. 35-41.
Tài liệu tham khảo

TCVN9399:2012- Nhà và công trình xây dựng, xác định chuyển dịch ngang bằng phương pháp trắc địa.

Amiri-Simkooei A. R., M.ASCE; S. M. Alaei-Tabatabaei; F. Zangeneh-Nejad; and B. Voosoghi, (2016). Stability Analysis of Deformation-Monitoring Network Points Using Simultaneous Observation Adjustment of Two Epochs. Journal of Surveying Engineering, 143(1). 

Hoang Shengxiang, (2001). Phân tích tính ổn định lưới quan trắc. Tạp chí công trình và thông tin Trắc Hội. số 3, 16-19, tiếng Trung Quốc

Hou Jianguo, Wang Tengjun, (2008). Lý thuyết và ứng dụng quan trắc biến dạng. Nhà xuất bản Trắc hội Bắc Kinh, tiếng Trung Quốc.

Huang Shengxiang, Yin Hui, Jiang Zheng, (2013). Xử lý số liệu quan trắc biến dạng. Nhà xuất bản Đại học Vũ Hán, tiếng Trung Quốc.

Nguyễn Quang Phúc, Hoàng Anh Thế, (2009). Nghiên cứu phương pháp phân tích độ ổn định các mốc lưới cơ sở quan trắc chuyển dịch ngang đo bằng công nghệ GPS. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 26, 83-86.

Phạm Quốc Khánh, Zhang Zhenglu, (2013). Một phương pháp xác định độ ổn định điểm lưới cơ sở trong quan trắc biến dạng công trình đường hầm. Hội nghị khoa học Viện khoa học công nghệ xây dựng, 207-210.

Tao Benzao, (2001). Bình sai lưới tự do và phân tích biến dạng. Nhà xuất bản đại học khoa học Trắc hội Vũ Hán, tiếng Trung Quốc.

Trần Khánh, (2010). Phân tích độ ổn định hệ thống mốc độ cao cơ sở trong quan trắc lún công trình. Tạp chí Cầu đường Việt Nam, Số 5.

Trần Khánh, Lê Đức Tình, Nguyễn Hà, (2014). Phân tích độ ổn định lưới cơ sở quan trắc chuyển dịch ngang công trình theo thuật toán bình sai hiệu trị đo. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất, 45.

Trần Khánh, Nguyễn Quang Phúc,(2010) Quan trắc chuyển dịch và biến dạng công trình. Nhà xuất bản Giao thông vận tải.