Nghiên cứu công nghệ tuyển than độ tro cao vùng Quảng Ninh nhằm tận thu tài nguyên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường

http://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=1039
  • Cơ quan:

    Khoa Mỏ, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 02-08-2019
  • Sửa xong: 18-10-2019
  • Chấp nhận: 31-10-2019
  • Ngày đăng: 31-10-2019
Lượt xem: 1256
Lượt tải: 582
Yêu thích: 5.0, Số lượt: 58
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Tại các mỏ than vùng Quảng Ninh, đối với đá kẹp và than bã sàng (có độ tro trên 60%) thường ít được các mỏ xử lý mà đưa ra bãi thải tạm. Hầu hết các mỏ than vùng Quảng Ninh đều có tồn đọng khối lượng lớn than bã sàng và than chất lượng thấp, lượng than này có mỏ lên tới hơn 1 triệu tấn và hàng năm các mỏ tiếp tục bổ sung hàng trăm ngàn tấn vào các bãi, điều này gây lãng phí tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường. Báo cáo trình bày kết quả tuyển than có độ tro trên 60% của ba mỏ Núi Béo, Cọc Sáu và Khe Sim bằng công nghệ tuyển trọng lực và tuyển nổi. Than sạch thu được có độ tro 27÷32% đạt tiêu chuẩn chất lượng đem tiêu thụ và đá thải có độ tro trên 80% được thải bỏ.

Trích dẫn
Nhữ Thị Kim Dung, 2019. Nghiên cứu công nghệ tuyển than độ tro cao vùng Quảng Ninh nhằm tận thu tài nguyên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 60, kỳ 5.

Các bài báo khác