Ứng dụng máy kinh vĩ con quay trong công tác đo chuyền phương vị cho lưới khống chế toạ độ phẳng mỏ than Núi Béo

  • Võ Ngọc Dũng Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, Việt Nam
  • Lê Văn Cảnh Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, Việt Nam
  • Nguyễn Tiến Dụng Công ty Than Núi Béo - Vinacomin, Quảng Ninh, Việt Nam
  • Nguyễn Anh Tú Tổng công ty Công nghiệp Mỏ Việt Bắc - Vinacomin, Hà Nội, Việt Nam
Từ khóa: Đo liên hệ, Lưới khống chế hầm lò Máy kinh vĩ con quay, Mỏ than Núi Béo

Tóm tắt

Ở Việt Nam, các mỏ than hầm lò khai thác ngày càng xuống sâu, phương pháp mở vỉa bằng giếng đứng đang trở nên phổ biến. Tuỳ thuộc vào số lượng giếng đứng, độ sâu, trình độ trang thiết bị đo đạc hiện có của mỏ mà công tác đo chuyền phương vị và toạ độ có thể tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau. Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm và điều kiện ứng dụng khác nhau. Kết quả khảo sát và phân tích lý thuyết đã khẳng định rằng: Công tác đo nối chuyền phương vị xuống hầm lò bằng các phương pháp đo liên hệ truyền thống tốn nhiều thời gian, công sức lao động và độ chính xác thấp. Sử dụng máy kinh vĩ con quay đo chuyền phương vị trong mỏ hầm lò được xem là định hướng đúng, giải pháp hiệu quả để khắc phục các nhược điểm của phương pháp truyền thống. Bài báo trình bày kết quả ứng dụng máy kinh vĩ con quay GYRO X II trong công tác đo liên hệ mặt bằng qua giếng đứng xuống hầm lò tại mức -140 m và -350 m ở mỏ than Núi Béo nhằm nâng cao độ chính xác đo chuyền phương vị cạnh đầu tiên của mạng lưới khống chế cơ sở dưới hầm lò, giảm thời gian, công sức và nâng cao mức độ an toàn lao động. Thành quả phương vị đo chuyền xuống lò được ứng dụng trong thành lập đường chuyền cơ sở cấp 2 mỏ hầm lò tại mức -140 m và -350 m với sai số góc phương vị yếu nhất của đường chuyền tương ứng là 9,23” đạt độ chính xác theo tiêu chuẩn Việt Nam về trắc địa mỏ.

Tài liệu tham khảo

Công ty cổ phần Địa chất Mỏ. (2020). Báo cáo kỹ thuật thành lập lưới khống chế hầm lò mỏ than Núi Béo- Vinacomin.

Černota, P., Staňková, H., Brejcha, M., & Bouček, L. (2013). Application of the New Mine Surveying Methods for Purposes of the Longest Crosscutting in the Czech Republic. Recent advances in energy, environment and geology, 8-10.

Lê, V. C., & Nguyễn, V. N. (2014). Nâng cao hiệu quả công tác định hướng qua giếng đứng có độ sâu lớn tại mỏ Hà Lầm. Công nghiệp mỏ, 3, 66-69.

Lê, V. C., & Nguyễn, V. N. (2016). Giải pháp nâng cao độ chính xác thông hướng giữa hai giếng đứng có độ sâu lớn ở mỏ Hà Lầm, Tạp chí Công nghiệp mỏ, 4, 29-33.

Jabłoński, M. (2019). The use of telemetric measuring methods to determine deformation of the shaft pipe and shaft towers. Przegad Gorniczy.

Nguyễn, Đ. B., Võ, C. M., & Nguyễn, X. T. (1998). Trắc địa mỏ. Nhà Xuất bản Giao thông Vận tải.

Nguyễn, V. N., & Võ, N. D. (2016). Đánh giá độ chính xác vị trí điểm lưới khống chế hầm lò mỏ Hà Lầm khi đo phương vị bằng kinh vĩ con quay. Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất,55,55-59.

Phạm, C. K. (2013). Nghiên cứu giải pháp nâng cao độ chính xác đo định hướng qua giếng đứng. Tạp chí Công nghiệp Mỏ, 2,11-14.

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. (2015). TCVN 10673:2015 về Trắc địa Mỏ (Vol. 1). Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Topcon, (2021). Sokkia Automated Gyro Station GYRO X determines azimuth quickly, with precision - Technology ideal for tunneling, pipelines, and shipbuilding.

Võ, C. M. (2016). Trắc địa mỏ. Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ.

Võ, C. M., &Lê, V. C. (2013). Các nguồn sai số ảnh hưởng đến độ chính xác xác định tọa độ và phương vị khi định hướng qua hai giếng đứng. Công nghiệp mỏ, 2B, 04-06.

Võ, N. D., & Nguyễn, T. D. (2020). Hiệu quả ứng dụng máy kinh vĩ con quay xác định phương vị đo định hướng mặt bằng lưới khống chế mỏ hầm lò Núi Béo. Hội nghị Khoa học - Công nghệ mỏ toàn quốc, Việt Nam.

Phát hành ngày
2022-02-28
Chuyên mục
Bài báo